ClockThứ Ba, 17/01/2017 08:24

Nghiên cứu pin lithium-ion có khả năng kháng lửa

Một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Stanford (Mỹ) đã tạo ra loại pin lithium-ion được tích hợp thêm “bình chữa cháy”, giúp ngăn vấn đề bắt lửa gây cháy trong điện thoại.

Công nghệ pin mới sẽ giúp sự cố pin lithium-ion bốc cháy “đi vào dĩ vãng”

Theo Engadget, nhóm nghiên cứu đã thêm một thành phần được gọi là triphenyl phosphate vào các sợi nhựa của phần tách biệt cực âm và cực dương trong pin.

Triphenyl phosphate là một hợp chất thường được sử dụng như một chất chống cháy cho các thiết bị điện tử. Nếu nhiệt độ của pin đạt đến 150 độ C, các sợi nhựa sẽ tan chảy và tạo ra hóa chất. Dựa vào các bài kiểm tra của các nhà nghiên cứu, phương pháp này có thể ngăn chặn pin bốc cháy.

Trước những lo ngại rằng việc đặt hợp chất triphenyl phosphate vào bên trong thành phần pin sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất của pin, Yi Cui - nhà khoa học dẫn đầu dự án - cho biết điều này không có tác dụng vào hiệu suất vì sẽ không tạo ra hóa chất dưới nhiệt độ bình thường.

“Bằng việc áp dụng dải phân cách thông minh, hiệu suất điện trong pin sẽ không bị ảnh hưởng bởi chất chống cháy trong điều kiện bình thường. Một khi nhiệt độ pin đến ngưỡng nguy hiểm, khả năng kháng lửa bên trong sẽ được kích hoạt, khiến sự cố cháy nổ pin sẽ không diễn ra”.

Hiện tại, chưa rõ khi nào công nghệ chế tạo pin mới này sẽ được triển khai ra thị trường.

Theo thanhnien.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top