Thể thao quốc tế

Nghiệt ngã

ClockThứ Năm, 30/06/2016 19:57
TTH - Bàn thắng quý hơn vàng của Quaresma vào phút thứ 117 vòng 1/8 khiến toàn đội Croatia sụp đổ. Tương phản với nét mặt tươi rói của người đồng đội Ronaldo trong màu áo Real Madrid, khuôn mặt của Loka Modric thẩn thờ và anh đã khóc.

Cuộc phiêu lưu của đội bóng đông Âu tại Euro 2016 kết thúc. Nó càng buồn hơn khi cách nay mấy ngày, Croatia vừa mới ngược dòng đả bại ĐKVĐ Tây Ban Nha để hiên ngang kết thúc vòng đấu bảng với vị trí thứ nhất. Thậm chí ngay trong trận đấu gặp Bồ Đào Nha, Croatia vẫn thi đấu trên cơ, thế mới tức.

Messi đổ gục sau pha hỏng ăn trên chấm đá phạt luân lưu. Ảnh: Internet

Croatia là “nạn nhân” mới nhất của luật thi đấu hiệp phụ. Lịch sử ra đời hiệp phụ bắt đầu khi mà các trận cầu, nhất là ở đấu cúp không thể phân rạch được thắng thua, người ta đã nghĩ ra nhiều cách giải quyết.

Loanh quanh và luẩn quẩn, cuối cùng “giải pháp hiệp phụ”, kéo dài trận đấu thêm 30 phút được đặt ra. Nó được bắt đầu tại Olympic 1936 ở Berlin (Đức). Thế nhưng cũng ngay ở giải đấu này, sau khi Peru thắng Áo 4 - 2 ở hiệp phụ, một cổ động viên không rõ danh tính đã trà trộn vào đám đông và bất ngờ nổ súng, để lại một vết đen không thể xóa nhòa. Hiệp phụ vẫn được tiếp tục áp dụng và người ta vẫn cố tìm bổ sung và cải biên để khỏi phải làm đau lòng kẻ thua. Bằng chứng là năm 1993, FIFA thông qua luật “Bàn thắng vàng”, chỉ cần có 1 bàn thắng trong thời gian thi đấu hiệp phụ, trận đấu sẽ kết thúc ngay. Nhưng “Bàn thắng vàng” sớm yểu mệnh vì bị quá nhiều chỉ trích.

Khi mà hiệp phụ vẫn không thể giải quyết trận đấu thì giải pháp cuối cùng hiện được áp dụng là sút phạt có tính may rủi nhiều hơn cả vạn lần. Với thể thức này, Tiệp Khắc (sau đó là Czech) và Đức là 2 kẻ hưởng lợi lớn nhất từ trò “xổ số” may rủi này. Năm 1976, Tiệp Khắc vượt qua Tây Đức bằng đá penalty để lên ngôi ở Euro 1976. Sau đó, họ trải qua thêm hai lần phải đá luân lưu tại Euro và đều thành công cả hai, thậm chí vẫn chưa sút hỏng cú sút nào. Người Đức rõ ràng đã học được kinh nghiệm từ thất bại và nhanh chóng trở thành một chuyên gia ở lĩnh vực này. Họ toàn thắng bằng sút luân lưu 11 mét ở cả 4 kỳ World Cup sau đó và đánh bại đội tuyển Anh một lần khác ở bán kết Euro 1996.

Nếu người Czech và người Đức không bao giờ thua hay hiếm khi bỏ lỡ thì người Anh, Hà Lan và Italia được biết đến là một trong những đội bóng sút penalty tệ nhất trong lịch sử. Ở World Cup và Euro, người Anh từng thua tới 6 trong 7 lần “đấu súng”, thành công duy nhất là trong trận tứ kết thắng Tây Ban Nha tại Euro 1996. Hà Lan với kết cục thua 5 trong số 7 lần và Italia thua 5 trong số 8. Riêng Italia liên quan đến sự kiện nổi bật là chung kết World Cup 1994 thua Brazil. Mới đây, gia nhập vào danh sách không hề vui này có thêm Argentina. Copa America 2015, bóng đá xứ tang go thua Chile trên chấm phạt đền ở trận chung kết và mới đây nhất họ lại thua, cũng trước Chile cũng ở trận chung kết Copa America 2016 trên chấm luân lưu, trong một giải đấu mà Argentina tràn đầy hy vọng và rất áp lực đến nỗi huyền thoại Maradona trước đó tuyên bố: “Messi và đồng đội không vô địch, đừng về nhà”.

Trở lại trận chung kết Copa America 2016, ngay trong cú sút phạt luân lưu đầu tiên, Vidal của Chile sút bóng ra ngoài, thế nhưng Messi đầy căng thẳng đã làm tan biến hy vọng cho bóng đá Argentina khi ngay lập tức có màn “bắn chim” vọt xà. Để rồi, Biglia run rẩy sút bóng quá nhẹ giúp cho Bravo trở thành người hùng. Nhìn Messi thẫn thờ như kẻ mất hồn, không ít người nuối tiếc cầu thủ giỏi nhất thế giới hiện nay và trách cho luật chơi phân biệt thắng thua bằng sút phạt nghiệt ngã. Thế nhưng, chính những loạt đấu súng căng thẳng này đã và đang góp phần làm cho bóng đá đáng xem, giàu cảm xúc và kịch tính hơn.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đêm của Á châu

Như một sự sắp xếp, tạo nên hưng phấn cao độ cho người xem, đặc biệt là dân ghiền banh châu Á khi tối nay (5/12), rạng sáng mai (6/12) cặp đôi con cưng của bóng đá Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc cùng xung trận ở vòng nốc - ao đầu tiên của World Cup 2022.

Đêm của Á châu
Chờ “cơn lốc da cam” trở lại

Sau khi giành được tấm huy chương đồng tại World Cup 2014, Hà Lan liên tiếp vắng mặt tại Euro 2016 và World Cup 2018 trên đất Nga. Khi mà nhiều người vội nói đến về một sự lụi tàn thì cơn lốc màu da cam, biệt danh của đội tuyển Hà Lan, từng làm nức lòng người hâm mộ túc cầu với thứ bóng đá tổng lực đã trở lại. Không được xếp vào nhóm 8 đội bóng hạt giống số 1 nhưng Hà Lan là được xem là trong những ứng cử viên sáng giá của World Cup lần này.

Chờ “cơn lốc da cam” trở lại
Return to top