ClockThứ Năm, 27/08/2015 14:49

Ngoại giao Việt Nam cần nhạy bén hơn, bắt kịp diễn biến của thời cuộc

TTH.VN - Chủ tịch nước cũng yêu cầu ngành ngoại giao cần tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình nhạy bén, chủ động, kịp thời hơn nữa.

Sáng 27/8 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945 - 28/8/2015) và đón nhân Huân chương Sao Vàng lần thứ hai. Dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ban, ngành và các địa phương. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm.

ngoai giao viet nam can nhay ben hon, bat kip dien bien cua thoi cuoc hinh 0

Thay mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức các thế hệ của ngành ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, nhân dân và cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành cho ngành ngoại giao trong suốt thời gian qua.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, 70 năm xây dựng và phát triển đất nước cũng là 70 năm ngoại giao Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc, cùng với các mặt trận quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ đắc lực cho các sứ mệnh cách mạng cao cả.

“Trong quá trình 70 năm phụng sự đất nước, ngoại giao Việt Nam đã xây đắp nên những truyền thống hết sức vẻ vang, mà trước hết là truyền thống luôn trung thành với Đảng, với lợi ích của dân tộc. Những truyền thống tốt đẹp của ngành ngoại giao đang được các thế hệ những người làm công tác đối ngoại tiếp tục xây đắp, gìn giữ và phát huy”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: Ngay từ buổi đầu dựng nước đầy khó khăn, ngoại giao đã là mũi chủ công để đối phó với “thù trong” lẫn “giặc ngoài”, là vũ khí quan trọng nhằm củng cố, kéo dài thời gian hòa bình quý giá để xây dựng lực lượng, tích lũy thế và lực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ nền độc lập mới giành được và chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài vì độc lập và tự do của dân tộc.

ngoai giao viet nam can nhay ben hon, bat kip dien bien cua thoi cuoc hinh 1
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước đánh giá cao những đóng góp của ngành ngoại giao trong suốt 70 năm qua.

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, “ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược”, phối hợp nhịp nhàng cùng với các mặt trận chính trị, quân sự vừa phát huy thế mạnh trên chiến trường vừa góp phần làm sáng tỏ chính nghĩa sự nghiệp bảo vệ và thống nhất đất nước từ đó tập hợp được mặt trận quốc tế rộng rãi chưa từng có ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của các hội nghị Geneve và Paris mãi mãi đi vào lịch sử, là những mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Bước vào thời kỳ xây dựng hòa bình, đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập và phát triển, Ngoại giao càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc ổn định và tái thiết đất nước, phá bao vây cấm vận, thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại, góp phần tích cực vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ sự hợp tác và ủng hộ quốc tế cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Ghi nhận những đóng góp to lớn của ngoại giao Việt Nam trong suốt 70 năm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng yêu cầu trong thời gian tới, ngành ngoại giao cần tiếp tục không ngừng sáng tạo và đổi mới tư duy mạnh mẽ, nhạy bén hơn nữa để bắt kịp với các diễn biến của thời cuộc.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến chuyển sâu sắc, nhanh chóng và hết sức phức tạp, Chủ tịch nước yêu cầu ngành ngoại giao cần phải tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình nhạy bén, chủ động, kịp thời hơn nữa để có chiến lược và chính sách sát thực tế, hiệu quả, linh hoạt, đảm bảo được lợi ích dân tộc, tranh thủ tối đa các cơ hội, hóa giải hiệu quả các nguy cơ, góp phần tạo được thế và lực tốt nhất cho đất nước.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong giai đoạn mới, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: Ngành ngoại giao cần dành ưu tiên cao cho việc xây dựng lực lượng và bồi đắp nhân tố con người. “Toàn ngành ngoại giao và bản thân mỗi đồng chí cán bộ ngoại giao cần ý thức sâu sắc điều này để không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, cả “đức” lẫn “tài”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân và đất nước”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh.

ngoai giao viet nam can nhay ben hon, bat kip dien bien cua thoi cuoc hinh 2
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gắn Huân chương Sao Vàng lên lá cờ truyền thống của ngành. Đây là lần thứ hai Bộ Ngoại giao vinh dự được nhận phần thưởng cao quý này.

Thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý nhất thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những công lao, đóng góp to lớn của ngành ngoại giao vào sự nghiệp chung của dân tộc. Đây là lần thứ hai, Bộ Ngoại giao vinh dự được nhận phần thưởng cao quý này./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long
Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm
Return to top