ClockChủ Nhật, 28/02/2016 15:41

Ngoại trưởng Nga: Cuộc chiến chống khủng bố cần nỗ lực chung toàn cầu

TTH.VN - PressTV hôm nay (28/2) trích lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố đòi hỏi phải có một nỗ lực chung ở cấp độ toàn cầu để giành được thắng lợi, và không một quốc gia nào có thể tạo ra được một nơi trú ẩn an toàn trước các mối đe dọa khủng bố.

Cần thắt chặt an ninh biên giới để đối phó với khủng bốChủ nghĩa khủng bố “đốt nóng” hội nghị an ninh MunichPháp – Bỉ tổ chức hội nghị thượng đỉnh chung chống khủng bốEU lên kế hoạch ngăn chặn các nguồn tài trợ khủng bố

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Sputnik.

Ngoại trưởng Nga đưa ra phát biểu trên trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Algeria L'Expression, nhấn mạnh vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc phối hợp các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố.

"Cuộc chiến chống khủng bố có thể đạt hiệu quả chỉ khi chúng ta làm việc cùng nhau, dựa trên nền tảng vững chắc của luật pháp quốc tế, với Liên Hợp Quốc giữ vai trò điều phối trung tâm, và bằng cách đặt sang một bên các tiêu chuẩn kép", Ngoại trưởng Nga tuyên bố.

Ông Lavrov cũng kêu gọi gạt bỏ những "bất đồng, tham vọng, và các điều kiện tiên quyết" trong một nỗ lực để đánh bại các nhóm khủng bố như IS – lực lượng "đang thách thức nền văn minh nhân loại".

Đề cập đến một loạt các vụ tấn công khủng bố chết người mà IS đã thực hiện, Ngoại trưởng Lavrov nói rằng, các cuộc tấn công cho thấy "trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau hiện nay, mong muốn tạo ra một "nơi trú ẩn an toàn" đơn lẻ, cô lập chính mình trước các nước láng giềng là điều không thể".

Nhận định của ông Lavrov đưa ra sau khi người đứng đầu của Văn phòng Cảnh sát châu Âu (Europol) tuần trước cho biết, có khoảng từ 3.000 đến 5.000 chiến binh IS đang tự do đi lại ở châu Âu.

3.000 - 5.000 công dân EU được đào tạo trong các trại huấn luyện khủng bố của IS đã trở lại châu Âu và đặt ra một "thách thức hoàn toàn mới", Giám đốc Europol Rob Wainwright cảnh báo, và nhấn mạnh rằng, "châu Âu hiện đang phải đối mặt với mối đe dọa khủng bố cao nhất trong hơn trong một thập kỷ", dẫn tin từ RT.

Theo một báo cáo về chủ nghĩa khủng bố toàn cầu phát hành bởi Viện Kinh tế và Hòa bình, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Syria hồi tháng 3/2011, có từ 25.000 - 30.000 phần tử cực đoan nước ngoài đã đến Iraq và Syria, trong đó châu Âu chiếm 21% tổng số kẻ cực đoan nước ngoài hiện có tại 2 quốc gia Ả Rập này, gây ra nhiều vụ tấn công đẫm máu, đe dọa đến an ninh của nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Bảo Nghi (Lược dịch từ PressTV & RT)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

Hôm nay (28/11), Australia đã lần đầu tiên sau 8 năm hạ mức độ đe dọa khủng bố từ “có thể xảy ra” xuống mức “có thể” (tương đương từ mức cao xuống mức trung bình), với lý do nguy cơ bị những kẻ cực đoan tấn công đã giảm xuống, tin từ Reuters cho biết.

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố
Return to top