ClockThứ Ba, 23/07/2019 10:32

Ngôi nhà vắng bóng đàn ông

TTH - Không nói hết sự thương cảm của chúng tôi khi đến thăm gia đình mà trước đây bà Hà Thị Chiện (nhà số 6 kiệt 37 đường Thánh Gióng, phường Tây Lộc, TP.Huế) đã từng sống. Bà vừa qua đời. Với người khác, sự ra đi ở tuổi trên 80 ít nhiều cũng an ủi khi đã thượng thọ, nhưng với người phụ nữ này là cả một chuỗi dài truân chuyên và khi nằm xuống cũng chẳng chút an lòng…

Chị Lê Thị Éo trong ngôi nhà tạm bợ

Ngôi nhà ấy hơn 40 năm qua được “mệnh danh” ngôi nhà không đàn ông, hai thế hệ sống bên nhau là những người phụ nữ không may mắn.

Thời chiến tranh loạn lạc, gia đình gồm: bà Hà Thị Chiện, Hà Thị Đắng (chị gái bà Chiện) và em dâu Hồ Thị Con, lưu lạc từ Quảng Lợi (Quảng Điền) lên Huế. Bà Đắng không lấy chồng, bà Chiện có chồng mà như không vì người đàn ông đó thần kinh không bình thường (hiện đang sống với cháu dưới quê). Chị Lê Thị Éo (con bà Chiện) đã ở tuổi 44 cũng không chồng, vì thiểu năng trí tuệ.

Khi còn sức khoẻ, hai người đàn bà làm đủ việc để tự nuôi mình và nuôi chị Éo. Mấy năm cuối đời, tuổi cao sức yếu, cả hai bà nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều nhờ người em dâu là bà Hồ Thị Con (cũng đã 75 tuổi). Tuy đã goá chồng đã mười ba năm, nhưng bà Con một lòng chăm hai chị chồng già yếu, bệnh tật nằm liệt và đứa cháu gái tội nghiệp.

Hoạ vô đơn chí, chỉ trong một tháng (6/2019), bà Đắng và Chiện lần lượt qua đời cách nhau chưa tới 10 ngày. Tiền tang đám phải nhờ những người thiện tâm quyên góp. Bà Con xúc động nói: “Coi như hai chị tui yên ấm lúc nhắm mắt. Chỉ thương con Éo, chừ thì bám tôi, nhưng tôi cũng già yếu, chỉ làm vặt kiếm ngày vài chục, mà một ngày khoẻ mấy ngày đau”.

Bà Con lo là phải, trong ngôi nhà mười mấy mét vuông xây bằng quỹ tương trợ của phường Tây Lộc (sau lụt 1999) tường đen kịt và mái tôn hở hoác, chỉ đọc cái bàn thờ đang nghi ngút khói hương và chiếc giường chị Éo ngủ. Ngồi nhìn chị Éo cười cười ngớ ngẩn, chúng tôi lo lắng không biết cuộc sống của chị sau này sẽ ra sao.

Bà Con cho biết, chị Éo được trợ cấp 400.000 đồng/tháng, số tiền này mỗi buổi sáng ăn 5 đến 10 ngàn. Tiền điện được hỗ trợ mỗi tháng 30.000 đồng nhưng nước thì phải tự trả. “Chừng nớ “ngốn” hết trọn 400.000 đồng trợ cấp”. Bà Con cũng đã  nghĩ tới phương án gửi chị Éo vào Trung tâm Bảo trợ xã hội, tuy nhiên người mợ này tâm sự, tui còn sức còn gắng lo cho "hắn" ngày ba bữa, khi mô đuối quá thì đành nhờ vào Trung tâm bảo trợ xã hội chứ biết răng chừ.

Mong muốn của bà Con là chị Éo có được một nguồn sống ổn định hơn. Theo tính toán của chúng tôi, chị Éo cần thêm tối thiểu là 150.000 đồng/tháng để có chục cân gạo và muối mắm đủ ăn trong tháng. Nếu có nguồn hỗ trợ này, mệ Con cũng đỡ lo cho ngày tháng sau này của chị Éo.

Đưa thông tin này đến bạn đọc, chúng tôi rất mong sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm giúp chị Éo.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trong bài hoặc Quỹ Sen xanh Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; điện thoại 0914078282, số tài khoản 4011201000840-Ngân hàng NN&PTNT Thừa Thiên Huế, Chi nhánh Trường An (ghi hỗ trợ chị Lê Thị Éo phường Tây Lộc, TP. Huế).

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn

Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế vừa có thông báo về việc tăng học phí mới. Sau khi mức học phí được công bố, nhiều sinh viên tỏ ra bất ngờ vì cho rằng mức tăng quá cao và quá đột ngột.

Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn
Động lực để bứt phá

Năm 2023, tuy đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội trên địa bàn TX. Hương Thủy tiếp tục có những bước phát triển đáng ghi nhận. Đây là động lực để Hương Thủy tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Động lực để bứt phá
“Điểm tựa” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Sau gần 2 năm triển khai chương trình “mẹ đỡ đầu”, Hội Phụ nữ Công an tỉnh đã nhận giúp đỡ, nuôi dưỡng nhiều trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trở thành điểm tựa để các em vượt qua nghịch cảnh, vươn lên học tập, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội.

“Điểm tựa” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top