ClockThứ Tư, 30/01/2019 12:37

Ngọt ngào món đọt su xào cá hộp

TTH.VN - Tháng Chạp, những cây su bắt đầu ra trái đầy giàn. Tôi ngồi ngắm giàn su mini của mình trong một góc vườn nhỏ và nhớ những giàn su xanh mướt nơi căn nhà cũ ngày xưa. Cứ đổ dốc xuống chùa Tây Thiên, trước mắt chỉ toàn một màu xanh của lá su. Những giàn su được mọi người làm với độ cao bằng nhau nhìn rất đẹp mắt. Mùa này, su bắt đầu cho trái treo lủng lẳng đầy giàn. Tôi nhớ, mùa này ba tôi thường đi cắt lá những cây dứa dại về treo đầy để tránh lũ dơi phá hoại những trái su non, bởi vì khi bay xuống giàn những lá dứa đầy gai sẽ làm đau lũ dơi, nhờ vậy bảo vệ được trái.

Thơm lừng cơm lam nếp than của núi rừngHát mừng năm mới

Đọt su dù cho xào chín vẫn giữ được độ giòn, ngọt

Khi những trái su đủ tuổi được hái vào chất đầy nhà để đợi đem xuống chợ Đông Ba đóng đi khắp nơi cũng là lúc Tết về thật gần rồi. Ngày xưa, cả xóm chỉ nhờ vào trồng su kiếm tiền ăn Tết nên ai cũng chăm chỉ vun xới để giàn su của mình được nhiều trái nhất. 

Giờ mọi thứ chỉ còn trong ký ức, xóm chùa giờ chẳng còn mấy người trồng, thay vào đó nhà cửa cứ mọc lênVà hôm nay, khi quay trở lại thăm căn nhà cũ, được một người họ hàng đãi cơm bằng món đọt su xào cá hộp, tự nhiên nỗi nhớ tuổi thơ cứ ùa về. Ngày xưa, phải sang lắm mới mua được lon cá hộp để xào đọt su. 

Món này mẹ tôi làm luôn ngon nhất. Tôi nhớ, cứ sẵn đọt su trên giàn, buổi sáng sau khi hái su xong, ba tôi hái luôn một nắm đọt su, những đọt mập ú, non mơn mởm, vậy là trưa hôm đó, kiểu gì cũng có món đọt su xào cá hộp mà chị em tôi thích ăn nhất. 

Đọt su sau khi hái xong thì bắt đầu sơ chế bằng cách bẻ từng đoạn tầm 5cm, râu và lá non cũng được sử dụng, chỉ bỏ phần gốc già như người ta lặt rau muống. Sau đó đem rửa sạch. Thường trồng su, mọi người chỉ chăm bón phân, tưới nước ở gốc, còn trái và lá trên giàn không hề có bất cứ thứ thuốc trừ sâu hay tăng trưởng nào.

Sau khi đọt su ráo nước, cá hộp trong lon được lấy ra, phi thơm hành dầu rồi cho hộp cá vào, nghiền nát miếng cá hộp tạo thành hỗn hợp sền sệt, lúc này cho đọt su vào xào chung. Đến khi thấy đọt su nhàu lại, nên chút bột ngọt, xíu muối, tiêu cho vừa ăn là xong. Món đọt su xào cá hộp hoàn thành, ăn với cơm thì ngon không còn gì bằng. 

Đọt su dù cho xào chín vẫn giữ được độ giòn, ngọt, ba tôi bảo rằng thứ đọt này là vua của các loại rau, ngon hơn cả món đọt bí xào thịt hộp. 

Ngày xưa, su cả giàn, đọt tua tủa ăn hoài chẳng hết, mà thứ cây này cũng lạ cứ cắt xong thì vài ngày sau lại thấy những mầm mới được mọc ra nhiều hơn nữa. Lũ trẻ con chúng tôi được ăn nhiều món từ đọt su xào tỏi, đọt su luộc chấm nước ruốc và cao sang hơn cả vẫn là đọt su xào cá hộp. 

Ngày nay, Huế người trồng su không nhiều nữa, món đọt su xào trở thành món lạ, ngon ở nhà hàng. Các vùng miền bây giờ toàn ăn su Đà Lạt, nên muốn tìm thấy hương vị ngày xưa không hề dễ dàng. Với lại, cây su cũng chỉ hợp với thời tiết mưa lạnh, nên ở Huế chỉ có từ những tháng mưa, ra giêng hai thì cây su tự tàn.

Ra chợ mùa này, tìm đỏ mắt mới thấy một vài mớ đọt su của người dân địa phương bán. Phần lớn các nhà hàng đã tìm đến vườn để đặt hàng. Vì vậy, trưa nay, trên mâm cơm với người thân có món đọt su xào đậm hương vị ngày xưa làm tôi càng thêm da diết nhớ về một thời tuổi thơ gắn liền với những giàn su trồng quanh xóm làng.

                                                                   Bài, ảnh: Nam Giao

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngọt ngào mứt, bánh “nhà làm”

Cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ, cành mai vàng thì kiểu mứt, bánh “nhà làm” cũng là một trong những lựa chọn của nhiều gia đình, như cách để giữ gìn phong vị của tết cổ truyền.

Ngọt ngào mứt, bánh “nhà làm”
Chạm vào ký ức

Mấy ngày nay, tiết trời sao mà ẩm ương. Mưa bất chợt vội đổ ào một lúc rồi ngưng.

Chạm vào ký ức
Dư vị ngọt ngào từ góc bếp

Đó là những ký ức tươi đẹp nhất, là mảnh hồn riêng, là nỗi khát khao được trở về bên bữa cơm quê, bên gia đình yêu dấu.

Dư vị ngọt ngào từ góc bếp
Ngọt ngào bún thịt nướng

Đường Hồ Đắc Di nhà tôi không phải đường lớn nhưng là con đường ẩm thực, ít nhất là trong lòng tôi. Ở đây có làng đại học nên đồ ăn vừa nhiều, vừa ngon, lại vừa rẻ. Khoảng hai, ba giờ chiều, những quán hàng lại thi nhau khoe sắc, khoe hương: Hàng bún thịt nướng, bún mắm nêm, bánh nậm, bánh lọc, bún hến, bánh canh Nam Phổ…

Ngọt ngào bún thịt nướng
Ngọt ngào chè đậu ván của ngoại

Buổi trưa chở con đi học, rồi chẳng biết làm gì nên đi loanh quanh ngoài phố. Trời tháng ba, rét nàng Bân khe khẽ, sáng mở mắt thấy mưa phùn bay nhè nhẹ.

Ngọt ngào chè đậu ván của ngoại

TIN MỚI

Return to top