ClockThứ Tư, 18/07/2018 20:34

Ngọt thanh hương vị nhãn lồng

TTH.VN - Đến những nhà vườn ở Phú Mộng (phường Kim Long) hay Thủy Biều, Hương Long... (TP Huế), rồi rảo bước ở chợ Đông Ba, cửa Quảng Đức, của Thượng Tứ… bạn có thể bắt gặp những gốc nhãn cổ thụ sum suê trái phơi trong nắng hay được cột kỹ trong từng túi cói, mo cau...
 

 

Cơm trong, thanh ngọt, mùi thơm nhẹ nhàng

Khi những hạt mưa phùn mùa xuân lất phất bay, hoa nhãn bắt đầu đơm bông, tỏa sắc. Không ngào ngạt hương như hoa cau, hoa bưởi, những bông hoa nhãn bé xíu, trắng ngà, kết thành từng chùm nhẹ nhàng tỏa hương, dịu ngọt thu hút những chú ong chăm chỉ về hút mật. Hương nhãn lan tỏa khắp chốn kinh đô xưa, góc chùa cổ, nẻo phố quen quyến luyến bước chân người.

 

Ngạt ngào hương hoa nhãn lan toả trong không trung
 
Những ngày tháng 7, nếu viếng thăm cố đô Huế, bạn sẽ không khỏi cảm giác thích thú khi bắt gặp hình ảnh những hàng nhãn ven đường trĩu quả hay có thể dừng chân bên gánh nhãn còn tươi lá ở các nẻo đường trong Thành Nội, trong các ngôi chợ. Nhiều người ví von gánh hàng rong này chẳng khác nào những sứ giả mang đặc sản nhãn lồng cố đô đến với thực khách.

Đến những nhà vườn ở Phú Mộng (phường Kim Long) hay Thủy Biều, Hương Long... (TP Huế), rồi rảo bước ở chợ Đông Ba, cửa Quảng Đức, cửa Thượng Tứ… bạn có thể bắt gặp những gốc nhãn cổ thụ sum suê trái nằm phơi trong nắng hay được cột kỹ trong từng túi cói, mo cau...

 
 

ên góc nhỏ của chợ Đông Ba, bà Nguyễn Thị Hương (65 tuổi), được xem là một trong những người có thâm niên lâu nhất với hơn 30 năm trong nghề bán nhãn Huế. “Nhãn lồng Huế ngon, cơm dày, ngọt thanh và hơn nhãn trong nam, nhãn Thái, nhãn lồng Hưng Yên… Muốn mua được nhãn lồng chính gốc Huế phải đặt hàng từ chủ vườn tận Kim Long, Thủy Biều từ khi nhãn vừa ra hoa”, bà Hương mở đầu câu chuyện về nhãn lồng xứ Huế với một vị khách ngoại tỉnh.

 

Như một bản năng của người buôn trái cây sành sỏi, bà Hương nhanh nhảu chỉ cho người mua nhiều cách để nhận biết nhãn lồng của Huế và những nơi khác. Theo bà, nhãn Huế không khó nhận diện bởi hình dạng trái không lớn, tròn đều. Vỏ nhãn có đường gân xanh, dày và dai. Khi ăn, nhãn Huế có vị ngọt thanh bởi cơm nhãn có màu rất trong, ruột ít nước hơn nhãn Thái. “Nhìn bằng mắt thường thôi chưa đủ. Mua nhãn phải ăn thử một đến hai quả mới biết đích thực có phải nhãn lồng Huế hay không…”, người chủ hàng xởi lởi mách nước. “Cơm trong, thanh ngọt, mùi thơm nhẹ nhàng”, những người bán nhãn mà tôi gặp đúc kết về nhãn Huế bằng một câu gói gọn như thế!

 

 

Nhãn lồng Huế được bày bán trên các khắp các tuyến đường, tập trung ở trong Thành Nội

Ngồi khép mình ở cuối đường Đinh Tiên Hoàng, gánh nhãn của bà Lê Thị Xuân (52 tuổi, phường Thuận Lộc) được nhiều người ghé mua. Bà Xuân cho hay, mỗi ngày gia đình bán được từ 70 – 100 kg nhãn lồng Huế, lãi hơn 200 nghìn đồng. Nhãn không lồng, quả nhỏ hơn giá từ 30 nghìn đồng/kg; nhãn quả lớn được lồng giá từ 55-60 nghìn đồng/kg. Người mua nhãn ngày càng am tường nên chỉ cần nhìn quả nhãn bóc ra, họ biết liền à!”, bà Xuân chia sẻ.

Nhãn Huế đủ kích cỡ bày bán trên các tuyến đường

Lồng nhãn giá cao

 

hãn Huế sẽ ngon, to quả hơn khi được lồng. Những năm lại đây, người dân ít lồng nhãn vì tiền công cao (10.000 đồng/ lồng trong khi giá mỗi cân bán ra 40 – 60 ngàn đồng tùy loại). Ngoài ra, nhãn hay bị hái trộm nên gia chủ đành hái non, nhất là những cây nhãn nằm gần đường đi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình, công sở chấp nhận lồng nhãn, đặc biệt là những cây nhãn ráo bởi chúng có vị thơm, ngọt đặc biệt.

"Ngày trước, khi nhãn lồng xứ Huế được trồng nhiều thì những người làm công việc lồng nhãn rất thịnh. Họ được các chủ vườn nhãn săn đón và thường trả công rất cao. Thế nhưng, nghề lồng nhãn cũng dần mai một theo thời gian vì nhãn lồng Huế ngày càng vắng bóng", một người theo nghề này chia sẻ.

 

Khâu lồng nhãn và thu hoạch nhãn khá vất vả

Theo chỉ dẫn người trong nghề, tôi gặp ông Võ Văn Hiếu (70 tuổi) được xem là người lồng nhãn lớn tuổi nhất còn bám nghề. Kinh nghiệm hơn ba mươi năm trong nghề giúp ông hiểu nhãn như chính bản thân mình. Gia chủ thường tin tưởng giao cho ông chọn cây nhãn nào nên lồng, cây nào nên thu hoạch sớm. Vì thế, cứ đến mùa nhãn, ông lại tất bật với những công cụ hỗ trợ cho việc leo trèo như chiếc thang dài từ 12–14 m, dây thừng, đệm cói… Đây được xem là những vật dụng không thể thiếu của những người chuyên làm nghề lồng nhãn.

Bấy nhiêu năm gắn bó với nghề, tuy có lúc thăng lúc trầm nhưng ông tự hào vì với công việc này, nó giúp ông chăm lo cho gia đình và còn góp phần mang một loại trái cây đến với những người Huế xa quê, giúp họ gợi nhớ hương vị quê nhà một thuở.

 

Theo bà Nguyễn Thị Thảo, nhãn lồng Huế có vị ngọt thanh và dày cơm hơn các loại nhãn khác
 

Bà Trần Thị Tuyết nếm thử nhãn lồng Huế ngay giữa chợ trước khi mua

Món chè “chất” Huế

 

hãn lồng xứ Huế qua câu chuyện của nhà thơ Võ Quê hiện ra nhẹ nhàng, bởi sự thăng trầm của loại quả từng nức tiếng đất thần kinh dưới thời nhà Nguyễn.

Theo nhà thơ, mặc dù nhãn lồng là giống quả du nhập từ miền khác đến. Tuy nhiên, trải qua thời gian, khí hậu và thổ nhưỡng của Huế, nhãn lồng trên đất cố đô đã tạo cho mình một hương vị riêng và tạo nên một thứ trái cây đặc sản của Huế. Và, nhãn lồng Huế ngày xưa cũng không ít lần trở thành đề tài cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác vì vị ngọt thanh, dày cơm, cây trĩu quả và công chăm trồng…

 

Chuẩn bị nguyên liệu cho món chè mang đậm chất Huế

Cũng theo nhà thơ, ngoài quả nhãn vị ngọt thanh mà người Huế thường hay làm quà cho người thân ở xa như một hình thức để gợi nhớ lại hình bóng quê nhà thì món chè nhãn bọc hạt sen cũng là một món ăn vô cùng độc đáo, ngọt nơi đầu lưỡi, mát tận tâm can. Cách chế biến món chè thấm cả hồn Huế này khá công kỹ. “Hương vị của sen khi kết hợp với vị ngọt thanh của nhãn lồng Huế sẽ quyện hòa với nhau, để rồi cho ta một món ăn giải nhiệt tuyệt vời khi tiết trời nóng bức”, nhà thơ Võ Quê kết câu chuyện bằng hình ảnh gợi đến hương vị của món chè đặc trưng.

Người xưa có câu “Thương chồng nấu cháo le le. Nấu canh bông lý, nấu chè hột sen”. Chén chè nhãn lồng bọc hột sen còn cho thấy cả tấm lòng người làm ra nó với lẽ: “Vì thương mà nấu”!

ùa nhãn lồng trùng với mùa sen, qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Huế chế biến thành món chè nhãn lồng bọc hột sen ngon, ngọt, mát dạ trong những ngày hè. Hạt sen được hấp cách thuỷ, phải những quả nhãn lồng, to, mọng được tách lớp cơm mới đủ bọc được hạt sen đã được nấu tới. Tất cả được nấu trong nước đường phèn tạo nên món ăn từ cây quả Huế, dân dã mà sang quý từ tấm lòng tảo tần của người phụ nữ Huế

 

Nhãn lồng hạt sen được nấu với đường phèn thành món chè đặc biệt

Tỉ mỉ tách cơm nhãn ra khỏi hạt

Ngon, ngọt thanh tao món chè nhãn lồng hạt sen
 
 
Nhãn được mùa, được giá mang lại nguồn thu cho chủ vườn
 
Đ. Đức - Đ.Tuyên - L.Khoa - L.Tuệ - Ng. Quân (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế
Return to top