ClockThứ Bảy, 02/07/2016 14:06

Ngư dân Phú Lộc tiếp tục bám biển

TTH - Sau khi biết nguyên nhân gây ra hiện tượng các chết bất thường trên vùng biển miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, người dân Phú Lộc phần nào yên tâm, chủ động tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Ngư dân Phú Lộc ra khơi, bám biển

Ổnh định tâm lý

Sau một ngày công bố nguyên nhân cá chết, về các các xã, thị trấn ven biển ở Phú Lộc mà hỏi ngư dân thì ai cũng đã biết. Ngư dân Phan Văn Giàu, xã Vinh Hiền chia sẻ: “Thiệt hại cũng xảy ra rồi, quan trọng là công bố kết quả để cho ngư dân biết, có giải pháp khắc phục, ổn định tâm lý tiếp tục ra khơi đánh bắt”.

Về biển Lộc Vĩnh lúc người dân bắt đầu ra khơi, ngư dân Lê Nam cho hay, song biết được nguyên nhân cá chết rất quan trọng với ngư dân. Đánh bắt trên vùng biển mà cứ “rình rập” đề phòng bất trắc, không biết chuyện gì sẽ xảy ra thì ai cũng hoang mang, lo lắng.

Theo thống kê của UBND thị trấn Lăng Cô, hầu hết tàu thuyền của thị trấn đã đi biển trở lại. Ông Đặng Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô cho hay: “Người dân quan sát thấy cá giống ra vào cửa biển bình thường trở lại, chứng tỏ nguồn nước không bị ảnh hưởng gì. Vì vậy, ngư dân tự tin vươn khơi, các hộ dân nuôi cá lồng tại thị trấn cũng đã bắt đầu thả nuôi trở lại”.

Ngày 1/7, UBND huyện Phú Lộc đã yêu cầu các xã, thị trấn theo sát tình hình ở địa phương. Chủ động lắng nghe ý kiến và phản ánh của người dân. Đồng thời, kịp thời động viên và giải đáp những thắc mắc của ngư dân.

Tiếp tục hỗ trợ

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) huyện Phú Lộc, tính thời điểm hiện tại đã hỗ trợ tổng cộng 5,872 tỷ đồng và 250 tấn gạo cho người dân bị ảnh hưởng trong huyện. 

Ông Hồ Trọng Cầu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết: “Huyện đang chủ động rà soát, bổ sung các đối tượng còn sót để tiếp tục hỗ trợ theo quy định của Nhà nước. Đồng thời, yêu cầu các xã thống kê lại toàn bộ, tránh hỗ trợ sai đối tượng. Huyện cũng chủ động kêu gọi các nguồn lực bên ngoài để có thể hỗ trợ thêm phần nào cho ngư dân”.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

Việc đầu tư nâng cấp khu neo đậu, tránh bão xã Phú Thuận (Phú Vang) nhằm phục vụ sản xuất cho ngư dân trên địa bàn và các vùng lân cận là vô cùng bức thiết, khi âu thuyền này đã xuống cấp nhiều năm.

Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận
Return to top