ClockThứ Tư, 05/09/2018 13:00

Người Huế “trở về”

TTH - Là người con của Huế ly hương và lập nghiệp ở Bình Dương nhưng bà Đặng Thị Kim Oanh luôn hướng về quê mẹ với nhiều việc làm ý nghĩa.

Nhớ cơm mẹ nấuMẹ & ngoạiQuê

Chúng tôi ghé thăm Trường trung học cơ sở (THCS) Vinh Phú (huyện Phú Vang) khi các đội thợ xây dựng đang gấp rút thi công hoàn thiện dãy phòng học, phòng thực hành phục vụ cho năm học mới. “Trước đây, trường có một dãy phòng học hai tầng nhưng không đáp ứng được số lượng học sinh trên địa bàn. Vào mùa mưa lũ, thầy trò rất khó khăn trong việc đảm bảo lịch dạy và học. Khi được lãnh đạo ở xã kể về hoàn cảnh ấy, bà Đặng Thị Kim Oanh đã ủng hộ kinh phí để xây dựng. Lễ động thổ vinh dự được đón Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và các đồng chí lãnh đạo của tỉnh về dự”, ông Lê Quốc Phú, Hiệu trưởng Trường THCS Vinh Phú chia sẻ. Ngoài dãy phòng học đang xây dựng, bà Kim Oanh còn ủng  hộ trường xây dựng nhà thi đấu đa năng và tường rào với tổng giá trị 5 tỷ đồng.

 Bà Kim Oanh (ngoài cùng, bên trái) trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa, đường nông thôn cho xã Phú Hải (huyện Phú Vang)

Ông Hồ Văn Nhất, Chủ tịch UBND xã Vinh Phú (huyện Phú Vang) cho biết, bà Kim Oanh đã có những hoạt động hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, ủng hộ người nghèo neo đơn cũng như nhiều việc làm thiện nguyện khác trên địa bàn của xã trong thời gian qua. “Năm 2018, cùng với ủng hộ xây dựng phòng học ở Trường THCS Vinh Phú, bà Oanh còn hỗ trợ xã xây dựng con đường bê tông dài 350 mét, rộng 3 mét dày 20 cm nối với xã Vinh Thái có tổng giá trị trên 400 triệu đồng. Năm 2017,  bà cũng hỗ trợ xã 300 triệu đồng sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ, trao tặng 216 phần quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng và những gia đình có công với cách mạng trên địa bàn xã”, ông Nhất cho biết thêm.

Bà Đặng Thị Kim Oanh sinh ra và lớn lên tại xã Vinh Phú (huyện Phú Vang). Sau khi lấy chồng, bà rời quê vào làm ăn ở Bình Dương. Hiện bà là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại –Dịch vụ & Xây dựng Địa ốc Kim Oanh, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản lý quỹ từ thiện Kim Oanh. Bà đã có nhiều hoạt động từ thiện thường niên trên địa bàn cả nước.

Bà Đặng Thị Kim Oanh trao lồng đèn cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại xã Hương Lâm (huyện A Lưới) trong chương trình “Trung thu yêu thương”

“Thừa Thiên Huế luôn là nơi tôi nghĩ đến đầu tiên trong các hoạt động từ thiện của mình vì đó là nơi tôi sinh ra”, bà Kim Oanh cười cho chúng tôi biết khi đang phát quà cho bà con dịp lễ Vu lan năm 2018 tại Huế. Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ và từ thiện ở xã Vinh Phú, tấm lòng của bà Kim Oanh còn hướng đến trẻ em nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Trong nhiều năm, các hoạt động từ thiện như trao học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện A Lưới; tặng quà cho các bệnh nhi, bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện TƯ Huế, trẻ mồ côi chùa Đức Sơn, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế; hỗ trợ kinh phí hàng trăm triệu đồng để xã Phú Hải xây dựng đường nông thôn, nhà văn hóa; hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ăn bán trú cho Trường tiểu học Phú Đa 3, thị trấn Phú Đa...

Bà Kim Oanh cùng Quỹ từ thiện mang tên mình đã tìm đến với tỉnh Thừa Thiên Huế trong các hoạt động tặng học bổng cho học sinh nghèo, xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, tri ân gia đình chính sách, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, hỏa hoạn, hỗ trợ các bệnh nhân nghèo. Hằng năm, quỹ từ thiện Kim Oanh thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện quy mô lớn trên khắp cả nước với số tiền hàng tỷ đồng.

Ồng Hồ Văn Nhất tỏ lòng cảm kích trước những nghĩa cửa mà bà Kim Oanh dành cho quê nhà. “Bà Kim Oanh là một con người nhân hậu, luôn hướng về quê hương khi thành đạt. Những hoạt động thiện nguyện của bà đã góp phần vào công tác an sinh xã hội và phát triển cơ sở vật chất hạ tầng của xã nhà”, ông Nhất cho biết.

Bài, ảnh: Thành Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuối trong đời sống của người Huế

Chuối là loại cây nhiệt đới có mặt ở hơn một trăm quốc gia trên thế giới. Là một trong những nơi phát xuất đầu tiên của cây chuối, các dân tộc sinh sống ở Đông Nam Á đã sớm biết sử dụng cây chuối một cách đầy sáng tạo trong muôn mặt của đời sống. Không những thế, đặc tính của cây chuối cũng trở thành “phương tiện” để chuyển tải nhiều triết lý sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan.

Chuối trong đời sống của người Huế
Cơ hội lập nghiệp cho thanh niên xuất ngũ

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, thanh niên xuất ngũ được tiếp cận nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp, vay vốn... Đây là cơ hội để bộ đội xuất ngũ có nhiều lựa chọn học nghề, tìm việc làm ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Cơ hội lập nghiệp cho thanh niên xuất ngũ
Huế thương hoài

Có những người, tưởng như đã rất quen, đã thuộc nhau tới từng ánh mắt, nụ cười, bỗng chốc lại thấy có nét gì đó là lạ. Chính cái trạng thái lạ mà quen ấy khiến mối quan hệ càng thêm hấp dẫn, bền lâu. Với một vùng đất cũng vậy, như là Huế chẳng hạn.

Huế thương hoài
Lê Brothers và hành trình trở về

“The Return - trở về” là câu chuyện được kể bằng hình ảnh và video vừa được anh em nghệ sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải (Le Brothers) giới thiệu đến công chúng vào chiều 8/1 tại không gian nghệ thuật Manzi (số 2 ngõ Hàng Bún, Q. Ba Đình, Hà Nội).

Lê Brothers và hành trình trở về
“Quê nẫu” - Tiếng yêu thương trong hành trình trở về của Đặng Mậu Tựu

Đặng Mậu Tựu, một họa sĩ tràn đầy năng lượng sáng tạo không biết mệt mỏi. Trở về với quê hương bản quán Bình Định, với nơi chôn nhau cắt rốn, ông mang theo cả một gánh hành trang nặng trĩu trái tim mình trong những câu chuyện của sắc màu. Vẫn phong cách tươi tắn sôi nổi, nhiệt huyết yêu thương của một họa sĩ của xứ dừa Tam Quan nhưng lỡ say mê sông Hương núi Ngự, ngỡ rằng đang ẩn mình trong cõi chiêm bao, hóa ra lại trần thế như một hạt bụi nhân gian vô thường vậy.

“Quê nẫu” - Tiếng yêu thương trong hành trình trở về của Đặng Mậu Tựu
Return to top