ClockThứ Sáu, 08/04/2016 05:26

Người phụ nữ mê rừng

TTH - Gửi con cho làng xóm, cùng chồng vào rừng khai hoang, trồng rừng và vươn lên làm giàu chính đáng. Đó là “giai thoại” về bà Nguyễn Cửu Thị Thương (54 tuổi) ở thôn Hạ, xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy).

Bà Nguyễn Cửu Thị Thương bên khu rừng mình và chồng khai hoang

 

8 năm ở rừng để khai hoang

Lên chiến khu Dương Hòa, chúng tôi được người dân thôn Hạ kể về về tấm gương làm giàu từ trồng rừng của bà Thương. Một phụ nữ dám gửi lại con cho hàng xóm, cùng chồng vào rừng 8 năm liền để khai hoang đất trồng rừng.

Tìm đến nhà bà Thương, chúng tôi cũng cảm thấy bất ngờ với người phụ nữ có hình dáng gầy gò này. Trong căn nhà mới đầy đủ tiện nghi được xây xong năm 2013, bà Thương kể cho chúng tôi nghe về quyết định cùng chồng vào rừng khai hoang.

Năm 1998, bà Thương là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Dương Hòa nhưng gia cảnh nghèo khó, chỉ dựa vào mấy sào ruộng, không đủ cho con cái ăn học.

Năm 2003, trong đợt tập huấn trồng rừng và giới thiệu các mô hình làm giàu từ việc trồng rừng kinh tế do Công ty Kinh doanh lâm nghiệp tổ chức, thấy một người dân ở huyện Phú Lộc thu lợi 45 triệu đồng từ việc trồng rừng kinh tế, bà rất mê.

“Người ta làm được sao mình lại làm không được!”. Với suy nghĩ đó, bà bàn bạc với chồng và quyết định gửi lại con cho bà con, dắt nhau vào rừng khai hoang đất rừng. Hành trang hai vợ chồng mang theo chỉ là hai cái nồi, một tấm bạt dựng trại và một ít gạo, cùng áo quần. Thời điểm đó, người làng ai cũng bảo hai vợ chồng bị khùng, ở làng sinh sống đầy đủ không ở mà lại lủi thủi vào rừng, sống trong cảnh đèn dầu, thiếu thốn mọi thứ. Bà Thương chia sẻ.

Ban đầu, hai vợ chồng bà nhận phát quang rừng thuê cho Công ty Kinh doanh lâm nghiệp hơn một năm. Bên cạnh đó, hai vợ chồng cũng tranh thủ phát quang và phát triển diện tích rừng của gia đình bên ngoài diện tích rừng do công ty quản lý. Cứ thế, bà và chồng đã khai hoang và trồng được 6 héc ta rừng.

 Nhận thấy sức lực hai vợ chồng có hạn, không thể kham nổi việc phát quang rừng, bà vay công ty kinh doanh lâm nghiệp 44 triệu đồng để mua rựa, xây lán trại thuê nhân công vào ăn ở lại phát rừng. Khu vực rừng khai hoang cách làng 4,5km, đường sá đi lại khó khăn, ra vào phải lội qua suối. Ấy thế mà, khi nào hết gạo, hết lương thực, bà lại một mình ra làng “cõng” gạo, thực phẩm mang vào nấu cho người làm ăn.

Với việc khai hoang rừng theo kiểu đánh du kích, trong 8 năm hai vợ chồng bà đã khai hoang trồng rừng trên diện tích 38 héc ta.

 

Rừng không phụ sức người

Trước khi vào rừng khai hoang, kinh tế gia đình bà Thương thuộc loại khó khăn nhất thôn Buồng Tằm. Ngoài phụ cấp Chủ tịch Hội phụ nữ xã được mấy trăm nghìn đồng, hai vợ chồng bà làm nương rẫy thêm cũng không lo nổi cho 4 người con đang tuổi ăn tuổi học.

Sau 8 năm khai hoang phát triển rừng, bà Thương đã vươn lên trở thành một trong những hộ gia đình đầu tiên của xã Dương Hòa làm giàu từ việc trồng rừng. Năm 2013, bà Thương đã cùng lúc xây dựng 4 căn nhà cho các con trai, mỗi căn nhà trị giá 200 triệu đồng.

Với diện tích 38 héc ta rừng keo tràm như hiện nay, mỗi năm gia đình bà Thương có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh việc phát triển kinh tế từ việc trồng rừng, bà Thương còn đào thêm hồ nuôi cá, nuôi trâu bò để tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, đa dạng mô hình kinh tế.

Những năm qua, bà Thương là hội viên xuất sắc của Hội Nông dân xã Dương Hòa. Hàng năm, bà đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục người dân trong xã từ việc trồng keo tràm sau mỗi lần thu hoạch.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà Thương còn động viên các con mình hoàn thành nghĩa vụ với đất nước, ba trong bốn người con bà đều tham gia nghĩa vụ quân sự. Trong đó, hai người con của bà đã được kết nạp Đảng trong quân ngũ trước khi trở về địa phương.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch UBND xã Dương Hòa cho biết, bà Thương là một trong những nông dân làm kinh tế giỏi điển hình của xã Dương Hòa với việc khai hoang, phát triển kinh tế gia đình từ việc trồng rừng.

Võ Thạnh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top