ClockThứ Tư, 17/08/2016 14:19

Nguồn lực cho phát triển

TTH - Có 5 nhóm giải pháp chủ yếu trong dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm, từ 2016 đến 2020, bao gồm đột phá phát triển kinh tế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phát triển khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, phòng chống tham nhũng, lãng phí đã được đưa ra thảo luận tại hội nghị do UBND tỉnh tổ chức vào ngày 10/8 vừa qua.

 Mục tiêu mà các nhóm giải pháp chủ yếu này nhắm đến trong kế hoạch này là để hoàn thành vượt mức 15 chỉ tiêu chủ yếu; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong tỉnh tăng bình quân trên 9%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt từ 3.400 – 3.700 USD; tỷ trọng dịch vụ - du lịch chiếm 55% trong cơ cấu kinh tế; theo sau đó là công nghiệp (37%); nông lâm thủy sản (8%); kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng từ 10% đến 12%; tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đạt 65%-70%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4%; 50% tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới...

Thông tin từ cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh cho biết, nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp tại hội nghị đã tập trung xung quanh tiềm năng, lợi thế so sánh; các giải pháp cụ thế cho các nhóm vấn đề, giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đến các giải pháp để thu hút đầu tư, nhất là các nguồn lực ngoài ngân sách với những cơ chế, chính sách cụ thể... để có thế cán mốc được các chỉ tiêu trong kế hoạch đã được phân kỳ.

Việc xác định nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách không phải là điều mới, nhưng chắc chắn là từ thời điểm này, đây chính là nguồn lực mang tính đối trọng và là thành tố cơ bản trong phát triển. Không thể có nền kinh tế mạnh, nếu không thu hút được đầu tư từ nhiều phía cũng như không có một lực lượng doanh nghiệp trên địa bàn đủ mạnh. Chúng ta đã quen với nhận định và quen với chờ đợi sự xuất hiện của những nguồn đầu tư FDI hay từ các doanh nghiệp trong nước để có thể thay đổi diện mạo, nguồn vốn và có những bước chuyển mang tính đột phá. Nhưng đã có những đề nghị mới, là bên cạnh việc mời gọi các “ông lớn” trong và ngoài nước đến Huế đầu tư, cần chú ý cả đến đội ngũ doanh nghiệp địa phương. Điều mấu chốt hơn là làm thế nào để “khoan sức dân” từ khối doanh nghiệp này với những chủ trương, chính sách, cơ chế và cả sự hỗ trợ để họ làm ăn và cùng phát triển.

Trong góc nhìn hẹp  - 6 tháng đầu năm 2016 – cũng là những bước đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2016-2020, Thừa Thiên Huế cũng như một số tỉnh, thành ở khu vực Bắc miền Trung đã gặp không ít khó khăn, dẫn đến GRDP giảm khoảng 1%; các khu vực khác như công nghiệp và xây dựng, dịch vụ- du lịch cũng đều có mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ và khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng âm 1,02%. Tất nhiên đây cũng chỉ một “phân kỳ” ngắn của năm, song tác động của nó lên sự phát triển kinh tế xã hội lại không hề nhỏ, nếu không nói là điểm lùi và ở một vài phương diện nào đó, còn quay trở lại phía sau vạch xuất phát. Thế nên, việc tạo ra nguồn lực từ nhiều nguồn huy động  sẽ trở thành trợ lực cho những bước đi chững chạc, tự tin để phát triển. Và cuối cùng, vấn đề là ở chỗ, làm thế nào để các chủ thể của các nguồn lực ấy tin cậy bước vào “sân” đầu tư bằng những gì họ có và có thể, nhiều hơn những gì mà họ có.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Huy động nguồn lực xóa nhà tạm

Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025 (phong trào).

Huy động nguồn lực xóa nhà tạm
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống
Return to top