ClockThứ Sáu, 04/11/2016 13:51

Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện

TTH - Không chỉ ở thành phố, giờ đây xe máy điện, xe đạp điện là phương tiện phổ biến hiện được nhiều học sinh ở khu vực nông thôn sử dụng. Bên cạnh tiện ích của nó thì nguy cơ mất an toàn giao thông từ loại phương tiện này cũng đang ở mức báo động.

Không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, chạy quá tốc độ là hình ảnh thường thấy của học sinh khi đi xe đạp điện (ảnh chụp trên tuyến tỉnh lộ 11B đoạn qua các xã Phong An, Phong Sơn của huyện Phong Điền)

Thời gian gần đây, việc sử dụng xe máy điện, xe đạp điện đã trở thành trào lưu trong giới trẻ ở khu vực nông thôn. Với rất nhiều ưu điểm như không gây tiếng ồn, nhỏ gọn, đa dạng mẫu mã, giá thành hợp lý... nên loại phương tiện này được các gia đình lựa chọn cho con em làm phương tiện đến trường. Tuy nhiên, với tốc độ khá cao, tối đa lên tới 40km/giờ, hệ thống phanh chưa thực sự an toàn khi di chuyển với vận tốc lớn là những nguy hiểm khi sử dụng loại phương tiện này. Đáng lo ngại hơn là ý thức của các em học sinh khi tham gia giao thông. Không đội mũ bảo hiểm hay cài quai không đúng quy định, dàn hàng ngang, chạy nhanh, lấn chiếm lòng đường là hình ảnh thường thấy. Thậm chí, một số em còn lạng lách, đánh võng, bất chấp nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Trên tuyến Tỉnh lộ 11B đoạn qua các xã Phong An, Phong Sơn, Phong Xuân… thuộchuyện Phong Điền, không khó để thấy những cô, cậu học sinh không đội mũ bảo hiểm đi xe máy điện, xe đạp điện nghênh ngang, thậm chí chở ba, dàn hàng ngang, lạng lách, vô tư phóng vù vù. Không chỉ ngoài tỉnh lộ mà trong những ngõ xóm cũng bắt gặp các thanh, thiếu niên phóng xe đạp điện với tốc độ khá cao.

Chị Hoàng Thị Thu Sương, thôn Hiền Sĩ, xã Phong Sơn cho biết: “Học sinh bây giờ đi xe đạp điện rất nguy hiểm, những người đi đường hay các phương tiện khác rất dễ bị họa lây. Các cháu lao vun vút, khi gặp chướng ngại vật, hoặc tình huống bất ngờ thì dễ xảy ra va chạm”. Anh Hoàng Phú Quang, người cùng thôn, nói thêm: “Ngày nào đi làm về tôi cũng gặp rất đông học sinh đi xe máy điện, xe đạp điện để đầu trần, dàn hàng ba, hàng bốn, lạng lách. Nhiều học sinh đi xe đạp điện còn dùng tay kéo các bạn khác đi xe đạp, vô cùng nguy hiểm. Theo tôi, cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp này”. 

Sự gia tăng xe điện ở khu vực nông thôn đã khiến việc kiểm soát của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Chỉ riêng chợ An Lỗ hiện có hơn 5 cửa hàng buôn bán các loại xe máy điện và xe đạp điện của nhiều hãng sản xuất khác nhau, với giá từ vài triệu đồng đến hơn 15 triệu đồng/chiếc. Một chủ cửa hàng bán xe điện ở đây cho biết: “Từ đầu năm học đến nay cửa hàng bán được hơn 30 chiếc, lượng khách mua tăng do giá rẻ, kiểu dáng phong phú, thu hút các em học sinh trong vùng”.

Anh Trần Ngọc Quý, Phó trưởng Công an xã Phong Sơn bày tỏ: Hiện nay, nhiều loại xe đạp điện lưu thông trên đường với tốc độ khá cao, vượt ngưỡng cho phép. Theo thông tư số 39/2013/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện quy định vận tốc xe đạp điện không được chạy quá 25 km/giờ. Tuy nhiên, rất nhiều xe đạp điện nhập vào Việt Nam có tốc độ trên 40 km/h.

Để xe đạp điện trở thành phương tiện giao thông hữu ích, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông từ loại phương tiện này, nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường trong việc quản lý con em. Đồng thời, có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về chất lượng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông, nhất là đối tượng học sinh ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm tăng sức răn đe.

Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, người điều khiển, người ngồi trên xe máy điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị lập biên bản, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng nếu chủ phương tiện có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top