ClockThứ Sáu, 17/02/2017 14:15

Nguy cơ nhiều dịch bệnh bùng phát trong năm 2017

Cúm gia cầm, Ebola, MERS-CoV,… đang có diễn biến rất phức tạp. Do sự giao lưu thương mại, du lịch, lao động mạnh mẽ giữa các khu vực khiến mầm bệnh có thể dễ dàng bị phát tán, trở thành nguy cơ đối với cả những quốc gia vẫn đang ngoài vùng dịch.

Tại Việt Nam, một số bệnh dịch lưu hành như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, Zika, bệnh dại, liên cầu lợn, viêm não vi rút... vẫn diễn biến phức tạp. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết như trên tại "Hội nghị Tăng cường công tác phòng chống dịch khu vực phía Nam" tại TP Hồ Chí Minh ngày 16-2.

Cục trưởng Trần Đắc Phu khẳng định, nếu không thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn, các dịch bệnh đang lưu hành và dịch bệnh mới có thể xâm nhập, bùng phát ở Việt Nam trong năm 2017.

Nhiều trẻ bị nhiễm Zika sau 1 tháng nuôi mới phát hiện có tình trạng dị tật đầu nhỏ hay bệnh Zika bẩm sinh dù lúc đầu thấy triệu chứng bình thường. Ảnh minh họa

Trong năm 2016, cả nước cũng ghi nhận 91 trường hợp tử vong do bệnh dại. Đáng chú ý, ca bệnh tập trung tại một số tỉnh phía Bắc. Đa số các trường hợp tử vong do không đi tiêm phòng hoặc chủ quan, hoặc điều trị bằng thuốc nam và không ít người không tiêm do không hiểu biết gì về bệnh dại.

Năm 2016, cả nước cũng ghi nhận 90 trường hợp mắc liên cầu lợn làm 7 trường hợp tử vong. Mặc dù số ca mắc và tử vong đều giảm so với năm 2015, nhưng báo động ở chỗ, đa số các trường hợp mắc là do ăn tiết canh sống.

Đặc biệt, thế giới vẫn đánh giá Zika là thách thức lâu dài. Tại Việt Nam, dự báo năm 2017 sẽ gia tăng bệnh do vi rút Zika tại tất cả tỉnh, thành khu vực phía Nam nếu kế hoạch giám sát và ứng phó, xử lý không triệt để.

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cũng công bố nhiều thông tin đáng chú ý. Đặc điểm nổi trội của vi rút Zika ở khu vực phía Nam là triệu chứng lâm sàng trên người bệnh rất nhẹ, nhưng đây cũng chính là yếu tố gây lây lan nhanh. 80% người có vi rút Zika không có triệu chứng bệnh. Công tác dự phòng phải nắm được điểm này trong giám sát đúng người mắc và người bị lây.

Trong đó, thời gian lây nhiễm từ lúc mắc tới khi có diễn tiến lâm sàng là 3 ngày. Lúc này, cả người mắc cũng như người lây cần phải được bảo vệ. Đó là: mắc mùng, mặc áo dài tay, theo dõi tình trạng sốt... để không lây lan thêm. Đường lây truyền trên bệnh nhân Zika phía Nam chủ yếu qua 3 đường: đường tình dục, truyền máu và mẹ sang con.

“Dịch bệnh nhiễm vi rút Zika đòi hỏi tăng cường hành động, thiết lập kế hoạch đáp ứng lâu dài, hàng rào phòng thủ vững chắc. Khu vực phía Nam là nơi lưu hành của muỗi vằn, ổ bọ gậy nguồn đa dạng. Do đó khả năng bùng dịch nếu không giám sát tốt và ứng phó ngay từ đầu năm”, PGS.TS Trần Đắc Phu cũng nhấn mạnh.

Theo CAND

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đang cảnh báo nguy cơ về một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Trung và Nam Mỹ khi số ca nhiễm sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top