ClockThứ Hai, 04/07/2016 14:18

Nhà...

TTH - Ông trở bệnh nặng, phải đi cấp cứu. Được hai ngày thì ông nhất quyết đòi về nhà, dù sức khỏe xấu, phải thở ô xy. Con cái không đồng ý thì ông làm mình làm mẩy, giật cả dây chuyền dịch. Bác sĩ khuyên, còn nước còn tát.

Ông như thế, nỡ nào đem về...Thôi thì đằng nào cũng sẽ đi. Chiều cha lần cuối. Thế là chở ông về. Đến nhà, ông rất vui, khỏe được một ngày. Rồi lại lúc tỉnh, lúc mê.

Hôm ấy chủ nhật, ông hỏi: Mấy đứa mô hết, kêu về ăn một bữa cơm. Chiều, bất chợt tỉnh, ông lại hỏi: Đã tập trung ăn cơm chưa. Các con nói dối, đã về ăn cơm đầy đủ rồi. Một lúc thì ông đi, gương mặt thảnh thơi, như thể một nụ cười mãn nguyện.

Có lẽ ông đã sang thế giới bên kia với hình ảnh cả nhà quây quần ăn cơm. Tiếng người lớn xôn xao. Tiếng con trẻ cười đùa. Mấy chục mái đầu bên mâm cơm từ ngày còn xanh, nay có người đã chen sợi bạc. Những bữa cơm gia đình đầm ấm vào mỗi dịp giỗ chạp, lễ, tết. Mỗi người một nơi, mỗi công việc, chỉ gặp nhau đầy đủ những dịp ấy.

Có người từng thắc mắc, vì sao người phương Đông khi sống không làm sinh nhật để đến khi qua đời thì làm đám giỗ, duy trì mãi từ đời cha đến đời con, cháu. Mỗi năm, người Việt dành không ít thời gian cho những đám kỵ, đám giỗ. Chắc rằng, người xưa bày ra cái tục lệ ấy để giữ những bữa cơm thân mật, đầm ấm trong mỗi đại gia đình. Bởi người chết thì đã biền biệt, ngày giỗ, kỵ, người sống ngồi lại với nhau, để mối dây thâm tình, ruột rà yêu thương có dịp để gắn kết, thương nhớ. 

Cách đây đã lâu, chúng tôi ghé thăm điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, khi bà đã rất yếu. Hỏi bà thích nhất điều gì ở Huế, bà trả lời độc một từ: Nhà. Có thể đó là những nếp nhà ba gian đặc trưng của Huế. Có thể đó là một mái ấm gia đình, vốn xuất hiện dày đặc trong tác phẩm điêu khắc của bà. Bao nhiêu năm sống ở Pháp, có lẽ bà đã rất nhớ những bữa cơm gia đình ấm áp lúc thiếu thời của mình ở Huế.

Đời người sẽ không cô quạnh, chơi vơi khi có một nơi chốn để mong nhớ, để nóng lòng được trở về. Đó là nhà, với những bữa cơm gia đình ấm áp...

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng

TIN MỚI

Return to top