ClockThứ Tư, 12/04/2017 10:19

Nhà báo, người dân không được dùng thiết bị ghi hình, ghi âm bí mật?

Dự thảo qui định này của Bộ Công an ngay lập tức nhận được phản hồi dư luận, nhiều ý kiến phản đối cho rằng điều này là vi hiến.

Bộ Công an đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm nguỵ trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị. Khoản 3, Điều 4 dự thảo nghị định này đề xuất: “Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng”.

Liên quan nội dung này, ông Phan Hữu Minh- Trưởng Ban Kiểm tra, Uỷ viên Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam- cho rằng, đây mới là tham vấn ý kiến, chứ chưa phải văn bản chính thức. Các ý kiến mang tính đóng góp, xây dựng, vì cái chung. Văn bản đang lấy ý kiến liên quan đến việc quản lý, điều tiết việc mua bán mặt hàng, thiết bị ghi âm, ghi hình. Hiện tại, các loại này bán trôi nổi trên thị trường nên cần thiết phải quản lý.

Theo ông Phan Hữu Minh,  báo chí có dự cảm với qui định có liên quan đến mình là “chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mới được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm”.

Nếu cấm thật thì có ảnh hưởng tới tác nghiệp, điều tra bí mật của phóng viên trong phòng chống tiêu cực, tham nhũng hay không? Theo ông Minh, từ trước tới nay, báo chí chống tiêu cực, ô nhiễm môi trường, cát tặc… đều bằng biện pháp báo chí và có sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình bí mật. Nếu cấm thật thì rất khó khăn cho việc tác nghiệp của nhà báo.

“Ban soạn thảo nên cân nhắc đến hiệu quả, hiệu lực và tính khả thi của Nghị định. Luật Báo chí mới thực hiện được 4 tháng 11 ngày. Luật Báo chí có 6 chương,  61 điều, thì có 13 điều cấm nhà báo làm theo qui định của pháp luật. Thế nhưng trong tất cả các điều cấm ấy không có điều nào nói rằng cấm dùng phương tiện quay phim, ghi hình” – ông Minh phân tích thêm.

Theo quan điểm của ông Minh, Nghị định này có liên quan đến phương tiện tác nghiệp của nhà báo, của phóng viên, của những người làm báo chí trong điều kiện phát triển của CNTT, công nghệ số. Trong điều kiện các phương tiện CNTT phát triển như hiện nay thì tất cả các sản phẩm đều có thể hàm chứa được chức năng ghi âm, ghi hình (kể cả máy điện thoại), thì e rằng việc cấm này không khả thi.  Tuy nhiên, nếu cấm sử dụng nó thì cũng phải tạo điều kiện cho những ngành liên quan trực tiếp có hữu ích cho quốc gia, góp phần bảo vệ an ninh trật tự và bảo vệ Đảng, Nhà nước, trong đó có báo chí, thì cần phải có ưu tiên. 

Theo Bộ Công an, thời gian qua, Bộ này đã phát hiện nhiều vụ, việc đối tượng sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị; điển hình là vụ Công ty Việt Hồng công khai quảng cáo sản phẩm phần mềm Ptracker và đã thực hiện giám sát hơn 14.000 tài khoản điện thoại di động, cho phép đối tượng thuê dịch vụ phần mềm Ptracker của công ty Việt Hồng để bí mật quay phim, chụp ảnh, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại trái pháp luật… Ngoài ra, Bộ Công an đã xác định có ít nhất 24 cá nhân, tổ chức có hành vi công khai quảng cáo, buôn bán thiết bị và cung cấp các dịch vụ tương tự như Công ty Việt Hồng. Những người sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình, định vị được ngụy trang dưới vỏ bọc đồ vật bình thường hoặc phần mềm theo dõi được cài đặt trái phép trên các thiết bị điện tử, máy tính xâm phạm quyền bí mật riêng tư của cá nhân, hoạt động của cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây bức xúc trong xã hội.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Tiếp nhận thiết bị 3 thư viện thân thiện và trao 165 tủ sách lớp học tại TP. Huế

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, ngày 8/4, tại Trường THCS Duy Tân, Tổ chức Zhi Shan Foundation phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức lễ tiếp nhận đưa vào sử dụng 3 thư viện thân thiện và bàn giao 165 tủ sách lớp học cho 10 trường học tại TP. Huế.

Tiếp nhận thiết bị 3 thư viện thân thiện và trao 165 tủ sách lớp học tại TP Huế
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Return to top