ClockChủ Nhật, 02/10/2016 08:35

Nhà giàu Nga, Mỹ đua vào không gian

Tập đoàn S7, chủ sở hữu hãng hàng không S7 Airlines (Nga), vừa tham gia cuộc chạy đua vào không gian với kế hoạch phóng tên lửa thương mại.

​NASA phóng tàu điều tra tiểu hành tinh có thể đụng Trái đấtEU, Nga nghiên cứu dự án hợp tác không gian tương lai

S7 sẽ phải đối mặt với những đối thủ hàng đầu đến từ Mỹ như Công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk, Công ty Blue Origin của tỉ phú Jeff Bezos (người sáng lập Tập đoàn Thương mại điện tử Amazon.com).

Hồi đầu tuần, S7 đồng ý mua bệ phóng vũ trụ nổi trên biển Sea Launch, nằm tại bang California - Mỹ, từ tập đoàn tên lửa và vũ trụ quốc doanh Nga RSC Energia nhằm khôi phục lại hoạt động của cơ sở này sau hơn 2 năm gián đoạn. Ông Vladislav Filev - nhà đồng sáng lập S7 - gọi thỏa thuận là “chiếc vé” để công ty gia nhập ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Doanh nhân Nga không cho biết giá trị của thương vụ trên, tuy nhiên, một số nguồn tin tiết lộ con số này vào khoảng 100 triệu USD.

Ông Vladislav Filev (phải) tại cuộc họp báo về thương vụ Sea Launch ở TP Guadalajara - Mexico hôm 27-9 Ảnh: SPACENEWS

Ông Vladislav Filev (phải) tại cuộc họp báo về thương vụ Sea Launch ở TP Guadalajara - Mexico hôm 27/9 Ảnh: SPACENEWS

Sea Launch chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995 và là “sản phẩm” từ sự hợp tác giữa các công ty của 4 nước Na Uy, Nga, Ukraine và Mỹ. Đến năm 2009, Công ty Sea Launch Co., đơn vị điều hành dự án, nộp đơn xin bảo hộ phá sản, 2 năm sau khi một trong những tên lửa của công ty này nổ tung. Vào năm 2010, tài sản của công ty được chuyển cho RSC Energia. Tuy nhiên, hoạt động của Sea Launch bị đình trệ từ năm 2014 giữa lúc nổ ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine - quốc gia cung cấp tên lửa Zenith cho dự án.

Thương vụ trên cần được Bộ Ngoại giao Mỹ xem xét và bật đèn xanh trong một tiến trình mất từ 6-9 tháng. Một trở ngại khác là vấn đề pháp lý. Hãng Boeing (Mỹ) dù không còn cổ phần trong Sea Launch vẫn đang kiện Energia và một đối tác Ukraine để đòi khoản nợ 356 triệu USD. Nếu mọi chuyện kết thúc êm đẹp, S7 cần khoảng 18 tháng để tái khởi động hoạt động phóng tên lửa. Dù vậy, quá trình này có thể kéo dài hơn nếu họ cần phát triển tên lửa mới trong trường hợp Ukraine không nối lại cung cấp tên lửa cho dự án.

Ông Vladimir Solntsev, Giám đốc điều hành Energia, cho biết S7 có thể đầu tư 150 triệu USD vào dự án và tin rằng nó sẽ thành công. Sea Launch đã phóng gần 40 tên lửa lên không gian trong giai đoạn 1999-2014. Ông Filev dự báo cơ sở này có thể phóng thêm từ 50-70 tên lửa trong 15 năm tới mà không cần hiện đại hóa.

Ngay khi thông tin về thương vụ Sea Launch được công bố, giới truyền thông Nga đã so sánh ông Filev với tỉ phú Musk, người vừa công bố kế hoạch tham vọng nhằm đưa con người lên sao Hỏa. Không chịu thua kém, Công ty Blue Origin trong tháng rồi giới thiệu loại tên lửa mới mang tên New Glenn, được thiết kế để có thể đưa vệ tinh hoặc con người lên vũ trụ. Bên cạnh đó, Blue Origin còn đang thiết kế một tên lửa lớn hơn, gọi là New Armstrong, để phục vụ tham vọng giúp hàng triệu người có thể sống trong không gian.

Theo Nld

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương

Cùng với các dự án (DA) chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm, TP. Huế tiếp tục chỉnh trang các công viên (CV), điểm xanh khu vực hai bờ sông Hương nhằm hoàn thiện hạ tầng đô thị, tạo thêm nhiều điểm đến phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, dạo bộ dành cho người dân và du khách.

Chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương
Một ngày bình thường trên vũ trụ của các phi hành gia

Phi hành gia có cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh tượng ngoạn mục từ vũ trụ mà người bình thường không có, nhưng họ cũng phải trải qua những thử thách, khó khăn và sống trong điều kiện mà phần lớn người bình thường cũng không thể chịu đựng được.

Một ngày bình thường trên vũ trụ của các phi hành gia
Chuyện từ Sốnglab

“Tôi không cố gắng làm những điều khác biệt, chỉ làm điều bản thân nghĩ là đúng và nên làm, như khi khởi nghiệp với mô hình co-working space (mô hình chia sẻ không gian chung với nhiều doanh nghiệp khác nhau) tích hợp yếu tố văn hóa, nghệ thuật từ 8 năm trước. Và nay, là không gian nghệ thuật kỹ thuật số Sốnglab tại Huế” - nhà sáng lập Dương Đỗ chia sẻ.

Chuyện từ Sốnglab
Tên về miền nhớ

Sáp nhập các đơn vị hành chính nghĩa là mở ra không gian phát triển mới, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn. Và câu chuyện dự kiến sáp nhập tại một số địa phương đang dần tạo được sự đồng thuận của người dân, dẫu những cái tên sắp trở về miền nhớ.

Tên về miền nhớ

TIN MỚI

  • Công ty Nệm Thắng Lợi
Return to top