Nhà nước sẽ sớm “buông” độc quyền điện, xăng dầu?
TTH.VN - Dự kiến vẫn còn tới 16 loại hàng hóa, dịch vụ nằm trong danh mục Nhà nước giữ độc quyền...
![]() |
Theo dự thảo nghị định, Nhà nước chỉ độc quyền vận hành thủy điện đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân, vận hành truyền tải. |
Bộ Công Thương vừa đưa ra lấy ý kiến về dự thảo nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện Nhà nước độc quyền trong hoạt động thương mại.
Lí do xây dựng nghị định, theo Bộ Công Thương là “khuyến khích khu vực kinh tế khác tham gia đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước đang nắm giữ nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh...”.
Nhưng mục đích quan trọng nhất vẫn là nhằm đảm bảo sự phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Theo đó, Nhà nước sẽ còn độc quyền trong lĩnh vực thương mại đối với 16 loại hàng hóa, dịch vụ.
Vẫn độc quyền sản xuất vàng miếng
Thông tin đáng lưu ý trong dự thảo là Nhà nước sẽ bỏ độc quyền kinh doanh điện, xăng dầu... Như vậy trong ngành điện, Nhà nước chỉ độc quyền vận hành thủy điện đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân, vận hành truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia...
Với các loại hàng hoá khác Nhà nước sẽ độc quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng miếng, nhập khẩu thuốc lá, kinh doanh xổ số kiến thiết, đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng...
Về lĩnh vực dịch vụ, Nhà nước độc quyền trong dịch vụ hoa tiêu hàng hải, dịch vụ công đảm bảo an toàn hàng hải, bảo đảm hoạt động bay, xuất bản, in, đúc tiền, quản lý khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng...
Theo dự thảo, nghị định sẽ có danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thương mại Nhà nước nắm giữ độc quyền.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên danh mục này được đề cập đến. Từ năm 2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 59/NĐ-CP về danh mục về hàng hóa, dịch vụ cấm, hạn chế và có điều kiện.
Mặc dù tên gọi khác nhưng việc hạn chế cũng như yêu cầu điều kiện đối với các thành phần kinh tế khác khi tham gia do đó được hiểu như đây là “vùng cấm” đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
Điều đáng nói là dường như Nghị định 59 bị “quên lãng” vì trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp không dựa vào danh mục này để xác định hàng hóa, dịch vụ có điều kiện hay không.
Từ năm 2006 đến nay các cơ quan Nhà nước ban hành văn bản cũng không dựa vào Nghị định 59 để xác định các biện pháp quản lý tương ứng đối với các hàng hóa, dịch vụ...
Tiêu chí chung chung và mơ hồ
Dự thảo nghị định lần này được Bộ Công Thương đưa ra với quy định: “Độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ nhất định chỉ được thực hiện theo quy định của nghị định này hoặc của luật, pháp lệnh, nghị định khác và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên còn hiệu lực và được ban hành trước thời điểm nghị định này có hiệu lực thi hành...”.
Đây được xem là một quy định “đánh đố” doanh nghiệp ngoài Nhà nước, vì phạm vi quá rộng, nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
Việc công khai, minh bạch các hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước độc quyền thương mại là nhằm đảm bảo sự minh bạch trong chính sách và làm cho môi trường kinh doanh đầu tư ổn định.
Trong số những tiêu chí độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại có tiêu chí: “Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước cần phải độc quyền hoặc các thành phần kinh tế khác không có khả năng tham gia...”.
Tiêu chí này được xem là mang tính “chung chung” khi không có giải thích thế nào là loại “hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước thấy cần phải độc quyền...”. Việc Nhà nước “thấy cần” này phải được cụ thể hóa, minh bạch hóa.
Bên cạnh đó, cũng chưa rõ căn cứ để xác định “các thành phần kinh tế khác không có khả năng tham gia”. Trong thực tế mọi loại dịch vụ, hàng hóa trong giao dịch thương mại các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đều có thể tham gia, thậm chí còn làm tốt hơn Nhà nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, độc quyền thương mại Nhà nước chỉ nên áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ địa bàn thiết yếu liên quan đến an ninh, quốc phòng, đảm bảo lợi ích quốc gia mà việc giao cho các thành phần kinh tế khác sẽ gây ra rủi ro lớn về an ninh, quốc phòng, gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia.
Theo Vneconomy.vn
- Xây dựng A Lưới ngày càng giàu, đẹp (03/03)
- Kết nối, phát triển từ những con đường (03/03)
- Google phát hành tính năng giúp smartphone Pixel chụp ảnh dưới nước (03/03)
- Bluezone thêm tính năng check mã QR (03/03)
- Lật xe cẩu, một người tử vong trên đường đi cấp cứu (03/03)
- Doanh thu nhiều ngành dịch vụ giảm sâu trong 2 tháng đầu năm (03/03)
- Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo (03/03)
- Rau rớt giá, người trồng gặp khó (03/03)
-
Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
- Rau rớt giá, người trồng gặp khó
- Thông báo bán xe ô tô 47 chỗ ngồi
- Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
- “Mùa Xuân là Tết trồng cây”
- Gắn nghiên cứu khoa học với phòng, chống dịch COVID-19
- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế của Huế
- Phấn đấu trồng mới 5.000 cây xanh và phát triển “vườn đào vùng cao”
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- Cầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
- Ký kết biên bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư Trung tâm Thương mại Aeon Mall tại Huế
- Nếu biết phát huy, nghề kim hoàn truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng
- Hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam đạt kỷ lục
- Kết nối startup qua bản đồ khởi nghiệp
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
- CPI tháng 2/2021 có mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây
- Giải cứu động vật hoang dã trong dịp tết
- Quảng Điền gặp khó trước vụ mía thất bát
- Cầu hỏng sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng
-
Đánh giá Macbook Air 2020 và Macbook Pro 2020: 2 chiếc Macbook đáng đồng tiền bát gạo
-
Đầu năm 2021 có nên lựa chọn laptop Asus Vivobook?
-
Mua Galaxy S21 Ultra hay Galaxy Note 20 Ultra ở thời điểm này khi cả hai đều quá tốt?
-
Ứng dụng công nghệ số nâng cao năng lực hoạt động của thư viện
-
“Giấc mơ” công nghệ số
- Mẹo hữu ích tại smstrieuniemvui.vn