Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Nhà thơ Hải Kỳ vượt qua cuộc đại phẫu hiểm nghèo
TTH - Tôi không thể nào tả hết nỗi sự vui mừng của mình khi người bạn thân yêu vượt qua cơn đại phẫu thuật thực quản ngày 30/11/2010 tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Hồi hộp, lo lắng và cả nỗi lo sợ. Mổ cắt 8cm thực quản (tức cắt gần hết thực quản) do bị di căn ung thư, kéo dạ dày lên thay thực quản là ca mổ khó, cực kỳ nguy hiểm, được xác định là đại phẫu. Một kíp bác sĩ giỏi nhất của Khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện TW Huế do bác sĩ - PGS - Tiến sĩ Lê Lộc, Trưởng khoa trực tiếp mổ đã thực hiện đến hơn 5 tiếng đồng hồ liền. 7 giờ 30 sáng, tôi và Lý (vợ Hải Kỳ) theo nhà thơ lên tầng 4, khu nhà 7 tầng là nơi mổ. Tiễn bạn vào phòng mổ cách ly, bắt tay bạn, tôi không sợ không dám nhìn vào mắt… Đến 13 rưỡi chiều ca mổ mới xong… Cả gia đình nhà thơ thở phào!
Hải Kỳ, Hội viên Hội Nhà văn VN là nhà thơ được bạn đọc mến mộ, là bạn học cùng lớp cấp 3 trường huyện ở Quảng Bình hồi trẻ với tôi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty… Giữa năm 2010, Hải Kỳ bị đau răng đi nhổ ở Bệnh viện Cu Ba, Đồng Hới. Các bác sĩ thấy máu ra ở lưỡi nhiều quá, xét nghiệm thì nghi ung thư lưỡi. Đã dính vào ung thư, gần như là bản án tử hình đã tuyên đọc. Nên Hội Văn nghệ Quảng Bình khuyên gia đình nên đưa Hải Kỳ ra Bệnh viện K Hà Nội để khám và mổ, vì trình độ và điều kiện kỹ thuật tốt hơn. Nhà thơ Lê Xuân Đố, một nhà thơ nổi tiếng người Đồng Hới ở Sài Gòn thì điện bảo: “Phải vào Sài Gòn mổ, vì trong này bác sĩ có trình độ, thiết bị tốt, lại không tiêu cực như miền Bắc”. Nhưng Hải Kỳ chỉ thích đi Huế mổ vì ở đó có những người bạn thân đang sống. Huế là đất Hải Kỳ đã sinh ra và sống năm năm liền trong lòng ba mẹ. Năm 1954, mẹ Hải Kỳ dắt hai con ra thăm nội, sông Hiền Lương đóng tuyến không vô được, ở lại Đồng Hới. Hải Kỳ cũng có 4 năm học đại học ở Huế, một thời trai trẻ thơ phú say mê. Vào Huế, Bệnh viện TW Huế khám lại và xác định là ung thư lưỡi thật. Thế là vào viện xạ trị. Một ngày hai lần phải chui đầu vào một cái máy bắn tia vào cổ để phá hủy khối u ở chân lưỡi. Hai tháng ròng, bác sĩ - tiến sĩ - nhà thơ Phạm Nguyên Tường, phó khoa Ung bướu, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế trực tiếp điều trị cho Hải Kỳ. Sau hai tháng xạ trị được ra viện về nhà bồi dưỡng hai tháng sau sẽ vào tái khám…

Nhà thơ Hữu Thỉnh vào Bệnh viện TW Huế thăm nhà thơ Hải Kỳ
- Hôm nay Việt Nam tiêm nhắc vắc xin COVID-19 liều 25cmg cho 17 người tình nguyện (20/01)
- Người nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa (19/01)
- Phấn đấu số người tham gia BHYT đạt 91,58% dân số năm 2021 (19/01)
- Tiếp nhận gần 300 đơn vị máu từ cán bộ, người dân A Lưới (19/01)
- Triển khai nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ khoa Điều dưỡng (16/01)
- Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam đạt được nhiều thành quả chuyên môn (15/01)
- Tập trung đầu tư cho y tế dự phòng và y tế cơ sở (14/01)
- “Bảo vệ sự sống: Hãy rửa tay” (14/01)
-
Triển khai nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ khoa Điều dưỡng
- Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam đạt được nhiều thành quả chuyên môn
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Yến: Giấc mơ cho trẻ
- Yêu thương ấm áp
- ‘Trường kỳ kháng chiến’ chống COVID-19 bước vào thời điểm đặc biệt
- Bàn giao 33 bác sĩ thuộc dự án đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn
- Hơn 300 mẹ tham gia tầm soát đái tháo đường thai kỳ và tư vấn tiền sản
- Quản lý chất lượng khí dùng trong y tế
- 600 đại biểu tham gia Hội nghị khoa học Phòng chống ung thư thường niên 2020
- Khen thưởng gần 20 cá nhân tích cực hỗ trợ người khuyết tật
-
Rà soát kỹ biện pháp, kịch bản phòng, chống dịch COVID-19
- “Bảo vệ sự sống: Hãy rửa tay”
- Triển khai nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ khoa Điều dưỡng
- Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam đạt được nhiều thành quả chuyên môn
- Tập trung đầu tư cho y tế dự phòng và y tế cơ sở
- Tiến trình tiêm thử nghiệm trên người vaccine ngừa Covid-19 ở Việt Nam
- Tiếp nhận gần 300 đơn vị máu từ cán bộ, người dân A Lưới
- Người nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa
- Phấn đấu số người tham gia BHYT đạt 91,58% dân số năm 2021
- Hôm nay Việt Nam tiêm nhắc vắc xin COVID-19 liều 25cmg cho 17 người tình nguyện