ClockThứ Tư, 15/02/2017 14:54

Nhà Trắng trấn an dư luận sau việc Cố vấn An ninh quốc gia từ chức

Việc Cố vấn An ninh quốc gia Michael Flynn, quan chức chủ chốt thứ hai trong Nội các chính phủ Mỹ, từ chức chỉ sau 3 tuần đảm nhận chức vụ đã gây tổn hại không nhỏ đến uy tín của chính quyền Tổng thống Donald Trump, và có khả năng khiến vụ rắc rối chính trị này lan rộng sau khi có thông tin cho rằng ông Trump đã được thông báo về sự việc trên từ vài tuần trước.
Ông Michael Flynn. Nguồn: Reuters


Việc Cố vấn An ninh quốc gia Michael Flynn, quan chức chủ chốt thứ hai trong Nội các chính phủ Mỹ, từ chức chỉ sau 3 tuần đảm nhận chức vụ đã gây tổn hại không nhỏ đến uy tín của chính quyền Tổng thống Donald Trump, và có khả năng khiến vụ rắc rối chính trị này lan rộng sau khi có thông tin cho rằng ông Trump đã được thông báo về sự việc trên từ vài tuần trước.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 14/2, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer thừa nhận Tổng thống Trump đã không có hành động tức thì để thay Cố vấn An ninh quốc gia Flynn, mặc dù 6 ngày sau khi nhậm chức, tức là vào ngày 26/1, ông đã được thông báo về việc Tướng 3 sao đã che giấu các quan chức Nhà Trắng, cụ thể là Phó Tổng thống Mike Pence, về cuộc hội thoại giữa ông và Đại sứ Nga tại Mỹ liên quan đến chính sách của Washington đối với Moskva.

Ông Spicer nhấn mạnh, vào thời điểm đó, Tổng thống Trump "theo bản năng, cho rằng Tướng Flynn không có sai phạm."

Tuy nhiên, sau một cuộc điều tra nội bộ, trong đó giới chức Mỹ cho rằng không có bằng chứng về "hành vi sai phạm" của ông Flynn, song việc ông này che giấu bản chất cuộc đàm thoại với giới ngoại giao Nga khiến niềm tin bị "tổn hại," ông Trump đã chấp nhận đơn từ chức của vị tướng 3 sao này.

Đạo luật Logan nghiêm cấm công dân với tư cách cá nhân thương lượng với các chính phủ nước ngoài về các vấn đề bất đồng hay xung đột với Mỹ. 

Cũng trong cuộc họp báo này, ông Spicer đã lên tiếng trấn an dư luận khi bác bỏ thông tin cho rằng Tổng thống Trump từng chỉ thị cho ông Flynn thảo luận với giới chức Nga về việc chính quyền mới của Mỹ sẽ rút lại lệnh trừng phạt được áp đặt từ thời chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama.

Ông nhấn mạnh Washington vẫn duy trì chính sách "khắt khe" đối với Moscow trong vấn đề Ukraine, và hy vọng Nga hạ nhiệt căng thẳng tại khu vực này. 

Trong khi đó, giới lập pháp Mỹ, gồm các nghị sỹ Cộng hòa hàng đầu, đã ngay lập tức yêu cầu mở cuộc điều tra sâu rộng để làm rõ tính nghiêm trọng của vụ việc nêu trên.

Cùng ngày, thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Mitch McConnnell, cho hay nhiều khả năng Tướng về hưu 3 sao Flynn sẽ phải điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện liên quan đến vấn đề trên.

Hiện Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng đã tiến hành thẩm vấn ông Flynn liên quan đến cuộc đàm thoại trên./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bình thường hóa từ chức

Dư luận nổi lên những ngày gần đây khi nữ Thủ tướng Anh Liz Truss mới nhậm chức được 45 ngày đã tuyên bố từ chức. Người ta cho rằng đó là việc bình thường. Thực tế từ chức có phải “bình thường” ở các nước như chúng ta thấy, hay vì lý do nào khác.

Bình thường hóa từ chức
Văn hóa từ chức

Có thể nói, các quy định của Đảng và Kết luận mới ban hành đã rất rõ ràng, nhưng thực tiễn việc áp dụng không phải dễ dàng.

Văn hóa từ chức
Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức

Ngày 7/7, các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chấp nhận từ chức, sau ba năm cầm quyền đầy khó khăn với nhiều vụ bê bối mà đỉnh điểm là cuộc nổi dậy của chính Nội các và nhóm nghị sĩ của ông.

Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức
Thủ tướng Pháp từ chức

Ngày 16/5, Văn phòng Thủ tướng Pháp cho biết Thủ tướng Jean Castex đã nộp đơn xin từ chức lên Tổng thống Emmanuel Macron, mở đường cho một cuộc cải tổ nội các được mong chờ từ lâu của ông Macron.

Thủ tướng Pháp từ chức

TIN MỚI

Return to top