ClockThứ Năm, 04/08/2016 09:56

Nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau

TTH.VN - Nhân rộng các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên toàn quốc, thông qua cách tiếp cận liên thế hệ, tự giúp nhau dựa vào cộng đồng để góp phần thực hiện chỉ tiêu trong Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, góp phần chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, chú trọng giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cận nghèo và khó khăn tại cộng đồng.

Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đề án đặt chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2017, xây dựng và duy trì hoạt động khoảng 1.200 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau ở ít nhất 20 tỉnh/thành phố (có ít nhất 60.000 thành viên, trong đó có 40.000 người cao tuổi tham gia); giai đoạn 2018 - 2020, xây dựng và duy trì hoạt động khoảng 2.000 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau ở ít nhất 45 tỉnh/thành phố (có ít nhất 100.000 thành viên, trong đó có 65.000 người cao tuổi tham gia).

Các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau bảo đảm chất lượng, chỉ tiêu theo quy định như: 70% là người cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên), 60 - 70% là phụ nữ, 60% - 70% là người nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn; có ít nhất 50% thành viên được vay vốn bằng tiền hoặc hiện vật và cải thiện thu nhập; 80% câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau được tập huấn và giám sát theo quy chế.

Một trong các hoạt động của Đề án là lập kế hoạch, xây dựng tài liệu hướng dẫn và tuyên truyền về đề án. Cụ thể, lập Ban Điều hành đề án, xây dựng kế hoạch. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan, địa phương lập kế hoạch cụ thể về tiến độ xây dựng câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, ngân sách, hoạt động (theo 2 giai đoạn); hướng dẫn, phối hợp với các tỉnh xây dựng đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại địa phương.

Bên cạnh đó, xây dựng quy định về mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau bao gồm tiêu chí, quy định về cơ cấu tổ chức, điều lệ, nội dung hoạt động, cơ chế huy động nguồn lực, quản lý tài chính, quy trình thành lập câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.

Đồng thời, xây dựng bộ tài liệu về mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau gồm: Sổ tay hướng dẫn thành lập, quản lý mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các tài liệu (hướng dẫn hoạt động tăng thu nhập, chăm sóc sức khỏe, tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, hỏi đáp về quyền và lợi ích của người cao tuổi); tuyên truyền về đề án và mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (biên soạn tài liệu, phối hợp với truyền thông, tổ chức hội thảo).

Hoạt động tiếp theo của Đề án là tập huấn kỹ thuật để nhân rộng câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại địa phương.

Theo đó, tập huấn cho cán bộ triển khai đề án, cán bộ Hội Người cao tuổi, thành viên Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (dự kiến) và cán bộ liên quan của các tỉnh/thành, huyện/quận, xã (theo hình thức tập huấn cho giảng viên, tập huấn mẫu, tập huấn điểm tại tỉnh) về phương pháp thành lập, quản lý, các hoạt động của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, tham quan  mô hình.

          Hướng dẫn triển khai các hoạt động tại các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (lập kế hoạch, vay vốn, tăng thu nhập, văn nghệ thể thao, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cộng đồng, tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, vận động nguồn lực, bảo vệ quyền, truyền thông v.v…).

Các hoạt động trên được tiến hành ở một số tỉnh, thành phố theo kế hoạch nhằm bảo đảm thành lập các câu lạc bộ có chất lượng, sau đó nhân rộng ra tỉnh, thành phố khác.

Ngoài ra, giám sát, hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau đang hoạt động để làm nòng cốt nhân rộng các câu lạc bộ mới.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế
Từng bước nhân rộng mô hình khuyến nông mới

Năm vừa qua, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh thực hiện thành công nhiều mô hình khuyến nông. Tuy vậy, làm thế nào để nhân rộng mô hình mới là điều cần quan tâm đối với ngành nông nghiệp, các địa phương và người dân.

Từng bước nhân rộng mô hình khuyến nông mới
Sẽ nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc”

Hiệp hội Eurasia (ELI) sẽ nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc” sau khi được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát hành giáo trình đào tạo giáo viên thực hiện xây dựng “Trường học hạnh phúc” và tham gia phát triển các chỉ số đo lường mới trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Sẽ nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc”
Nhân rộng mô hình máy cuộn rơm

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 76 máy cuộn rơm, tăng 23 máy, trong vụ hè thu này đã cuốn gần 930 ngàn cuộn, tăng gần 27 ngàn cuộn so với vụ đông xuân 2022 - 3023.

Nhân rộng mô hình máy cuộn rơm
Đẩy mạnh nghiên cứu, nhân rộng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật

Hoạt động nghiên cứu sáng kiến, cải tiến kỹ thuật là nhiệm vụ then chốt được Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đẩy mạnh trong những năm qua, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCÐ) và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

Đẩy mạnh nghiên cứu, nhân rộng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Return to top