ClockThứ Bảy, 03/11/2018 12:44

Nhanh chóng, thuận tiện

TTH - Thời gian gần đây, Đội Quản lý Hành chính về trật tự Xã hội (QLHCVTTXH) Công an TP. Huế đã có nhiều cải tiến trong việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ trong các lĩnh vực hành chính; nhất là việc ứng dụng phần mềm công nghệ, dịch vụ tối ưu... đã mang lại hiệu quả cao, tạo sự hài lòng cho người dân.

“3 biết” để phục vụ người dân tốt hơnMỉm cười, lắng nghe và xin lỗiCần tăng cường cán bộ hướng dẫn làm thủ tục cho dân

Người dân chỉ cần bấm nút, mọi thủ tục đều được giải quyết một cách nhanh chóng, thuận tiện

Khắc phục tình trạng chen lấn, lộn xộn

Bà Phan Thị Thanh Nga, trú phường Phú Cát (TP. Huế) cho biết: “Đây là lần thứ hai tôi đến đây để làm thủ tục liên quan đến lĩnh vực đăng ký cư trú. Khác với cảnh chen lấn như trước, lần này, tôi được hướng dẫn đến bấm nút, lấy số tự động và ngồi chờ. Chỉ một thời gian ngắn, tôi được cán bộ gọi số và được giải quyết các thủ tục tách hộ cho người con trai một cách rất nhanh chóng. Không chỉ tôi mà nhiều người ở đây rất hài lòng về việc bấm số tự động khi giải quyết các thủ tục đăng ký cư trú như thế này”.

Theo quan sát của chúng tôi, việc triển khai hệ thống bấm máy lấy số thứ tự trong giải quyết hồ sơ cho người dân đã chấm dứt tình trạng lộn xộn, chen lấn như trước đây. Sau khi bấm số, ai cũng tự giác ngồi ở dãy ghế được lắp đặt ngăn nắp, gọn gàng trong một phòng rộng rãi chờ đến lượt mình. Tất cả trong im lặng và trật tự.

Đại úy Hoàng Thị Thùy Trang, Đội QLHCVTTXH Công an TP. Huế cho biết: “Trước đây, khi đến đăng ký cư trú người dân phải nộp hồ sơ vào bàn tại bộ phận tiếp nhận sau đó ra ngoài chờ cán bộ gọi tên. Cách làm đó chưa khoa học nên gặp phải những khó khăn nhất định, thậm chí bị thất lạc hồ sơ. Không những thế, còn xảy ra tình trạng hồ sơ nộp trước thì giải quyết sau, hồ sơ nộp sau được giải quyết trước làm cho người dân không hài lòng”.

Trung tá Trần Thị Thu Thanh, Đội phó Đội QLHCVTTXH Công an TP. Huế chia sẻ: “Với tinh thần phục vụ người dân ngày càng tốt hơn, Ban Chỉ huy đơn vị đã thực hiện nhiều giải pháp để cải cách hành chính. Ngoài thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ không ngừng nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động hơn trong công việc, đơn vị đã trang bị hệ thống máy bấm lấy số thứ tự vào phục vụ trong lĩnh vực đăng ký cư trú. Mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận hơn 500 lượt người dân, doanh nghiệp đến giao dịch, với khoảng 300 hồ sơ liên quan. Tuy đông, nhưng với cách làm linh hoạt, chúng tôi đều giải quyết tất cả các trường hợp mà người dân yêu cầu. Điều quan trọng là rút ngắn được thời gian, trả kết quả sớm cho người dân”.

Rút ngắn thời gian, trả tận tay cho người dân

Máy móc, phương tiện kỹ thuật chỉ là công cụ cần thiết trong công việc, điều quan trọng vẫn là yếu tố con người. Dù máy móc có hiện đại đến mấy, nhưng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ không làm việc hết mình, không phát huy vai trò, trách nhiệm được giao thì khó hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, không riêng gì Đội QLHCVTTXH mà tất cả cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng Công an TP. Huế đều phải luôn phấn đấu thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình hơn nữa trong thời gian tới; xứng đáng với niềm tin yêu của Nhân dân- Thượng tá Trương Thế Vũ, Phó Trưởng Công an TP. Huế lưu ý.

Nếu như trước đây, trong lĩnh vực tiếp nhận, trả kết quả đăng ký thường trú hay cấp phát giấy chứng minh Nhân dân chưa được Đội QLHCVTTXH Công an TP. Huế ứng dụng công nghệ thông tin, nên kéo dài thời gian, gây không ít khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Hiện nay, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tiếp nhận, giải quyết hồ hồ sơ, nên trong lĩnh vực đăng ký cư trú không cần tiến hành xác minh đã giảm thời gian từ 15 ngày xuống còn 10 ngày. Việc giải quyết thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho người dân và doanh nghiệp kéo dài 4 ngày, thì nay giảm xuống còn 3 ngày.

Mô hình “Trả tận tay giấy tờ cho người dân” mà Đội QLHCVTTXH Công an TP. Huế đã và đang triển khai mang lại hiệu quả đáng ghi nhận; giảm được số lượng lớn người dân đến làm các thủ tục nhận giấy tờ tại đơn vị, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân khi đơn vị phối hợp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh với Bưu điện tỉnh.

Đội QLHCVTTXH Công an TP. Huế bố trí một khu vực làm việc dành riêng cho cán bộ bưu điện. Người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhận giấy tờ tại nhà sẽ đến khu vực làm việc của cán bộ bưu điện để làm thủ tục. Sau khi giấy tờ được hoàn tất, nhân viên bưu điện sẽ đến nhận, phân loại và đem đến tận nhà cho người dân.

Với phương châm ba giảm: “giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian và số lần đi lại cho người dân”, Đội QLHCVTTXH Công an TP. Huế còn đưa vào ứng dụng phần mềm “Quản lý cư trú qua mạng” được xây dựng trên ý tưởng thiết lập một hệ thống tiếp nhận thông tin lưu trú trực tuyến qua mạng Internet.

Thông qua hệ thống, khách đến lưu trú tại các nhà nghỉ, khách sạn được lễ tân, nhân viên lấy thông tin và nhập dữ liệu vào máy rồi chuyển về hệ thống quản lý của Đội QLHCVTTXH qua mạng Internet. Qua đó, Đội QLHCVTTXH Công an TP. Huế sẽ thuận tiện hơn trong giám sát, quản lý người đến lưu trú, đặc biệt dễ dàng thông báo cho các đơn vị về thông tin nghiệp vụ, đối tượng nhập cảnh trái phép, phục vụ công tác phát hiện tội phạm... Đồng thời, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn, đặc biệt khi có khách đến lưu trú sau 22 giờ...

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35% trong năm 2023

Đầu tư vào các công ty công nghệ tư nhân ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 34,5% xuống còn 5,5 tỷ USD hồi năm ngoái bất chấp số lượng giao dịch tăng lên, trong bối cảnh các nhà đầu tư mạo hiểm chuyển hướng nguồn vốn sang những công ty trẻ hơn.

Nguồn tài trợ công nghệ của ASEAN giảm 35 trong năm 2023
Return to top