ClockThứ Bảy, 04/03/2017 05:51

Nhật Bản - đối tác đặc biệt trong bảo tồn di sản

TTH - Di sản Huế đang dần hồi sinh với hệ thống kiến trúc cung đình uy nghi, tráng lệ. Thành quả đó có phần hỗ trợ không nhỏ của Chính phủ Nhật Bản và các tổ chức phi chính phủ đến từ Nhật Bản.

Hơn trăm năm ấy, biết bao ân tình…Triển lãm “Giao thương Nhật – Việt trong lịch sử”

Nhật Bản bắt đầu tài trợ cho công tác trùng tu, bảo tồn di sản Huế từ năm 1990 với dự án quy mô đầu tiên là trùng tu Ngọ Môn. Từ năm 1990, Quỹ Uỷ thác của Chính phủ Nhật Bản thông qua UNESCO đã tài trợ cho dự án trùng tu cửa Ngọ Môn tổng số tiền 100.000 USD.

Nghệ sĩ Nhật biểu diễn giao lưu văn hóa tại nhà hát Duyệt Thị Đường. Ảnh: Thu Thủy

Người đóng vai trò giám sát về mặt kỹ thuật của dự án này là Giáo sư Takeshi Nakagawa của Đại học Waseda. Chính từ dự án tu bổ Ngọ Môn, Giáo sư Nakagawa đã có sự quan tâm đặc biệt đến di sản văn hóa Huế. Từ năm 1994, dưới sự hỗ trợ của giáo sư, Xưởng Nghiên cứu kiến trúc châu Á - Đại học Waseda bắt đầu hợp tác với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để nghiên cứu về kiến trúc truyền thống Huế. Với mục tiêu nghiên cứu để bảo tồn và trùng tu chân xác các di tích thuộc triều Nguyễn, mà trọng tâm là nghiên cứu để tái thiết di tích điện Cần Chánh - một công trình quan trọng bậc nhất của kiến trúc cung đình Huế đã bị chiến tranh thiêu huỷ từ năm 1947.

Trong quá trình hợp tác, ngoài công trình trùng tu Ngọ Môn, các đối tác Nhật Bản còn hỗ trợ kịp thời Thừa Thiên Huế nhiều dự án ý nghĩa khác, như: Trùng tu di tích Hữu Tùng Tự (lăng Minh Mạng), lập Hồ sơ quốc gia ứng cử Nhã nhạc là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc, phối hợp nghiên cứu, đào tạo và bảo tồn ở quần thể di tích Huế…Ý nghĩa hơn, gắn liền với công việc trùng tu còn có công tác đào tạo chuyên môn và chuyển giao công nghệ tiên tiến của Nhật Bản cho Việt Nam. Quá trình đó, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật mới, tiên tiến nhất vào công cuộc phục hồi, trùng tu, bảo vệ những công trình kiến trúc hư hỏng nặng thông qua chương trình tài trợ thiết bị hỗ trợ nghiên cứu - trùng tu di tích. Một trong những công nghệ trùng tu được xem là tối ưu hiện nay mà Thừa Thiên Huế đã học tập và ứng dụng theo kinh nghiệm của các bạn Nhật Bản là công nghệ “hạ giải toàn phần”. Nhật Bản là quốc gia có kinh nghiệm trùng tu các kiến trúc cổ, đặc biệt là loại hình kiến trúc gỗ giống như ở kiến trúc cung đình Huế. Nhờ công nghệ này, các chuyên gia đã tháo dỡ toàn bộ các cấu kiện cần trùng tu xuống để có thể thăm khám, kiểm tra toàn phần, nhằm đưa ra các biện pháp xử lý triệt để những hư hại tiềm ẩn ở tầng sâu bên trong các cấu kiện.

Chuyên gia Nhật khảo sát công trình kiến trúc gỗ tại Huế. Ảnh: Tư liệu

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: Trên lĩnh vực hợp tác quốc tế, nhiều đối tác Nhật Bản đã đến với di tích Huế và có những chương trình hợp tác dài hạn mà chúng ta có thể tranh thủ được nguồn tài trợ quốc tế, thụ hưởng công nghệ, thiết bị và phương pháp luận bảo tồn tân tiến kết hợp đào tạo được đội ngũ cán bộ nghiên cứu bảo tồn có trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Thành quả của mối quan hệ này đã và đang góp phần đáng kể cho công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế thực hiện được nhiều chương trình nghiên cứu để chuyên môn hóa công tác bảo tồn và thực thi nhiều dự án trùng tu tái thiết di sản.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko, Thừa Thiên Huế vinh dự là điểm đến đón Nhật hoàng và Hoàng hậu tham quan Đại Nội và thưởng thức Nhã nhạc cung đình. TS. Phan Thanh Hải nhấn mạnh: “Nhật Bản là đối tác, là người bạn trân quý của Việt Nam nói chung và của Huế nói riêng. Chúng tôi rất mong muốn được đẩy mạnh hợp tác và tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Nhật Bản. Đồng thời, mong muốn phía Nhật Bản tăng cường xúc tiến các khoản viện trợ ODA cho các công trình kiến trúc đang cần được phục hồi phục vụ cho công tác bảo tồn, trùng tu di tích Huế”.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
Return to top