ClockThứ Năm, 09/02/2017 09:32

Nhật Bản: Phát thanh công cộng giúp cứu sinh mệnh hàng ngàn người

Đối với bất cứ nước nào trên thế giới, việc cung cấp thông tin kịp thời về các sự cố khẩn cấp như hỏa hoạn, cháy nổ, động đất… luôn là điều cần thiết.

Động đất mạnh ở Nhật Bản, người dân chạy trốn sóng thầnNhật Bản lại rung chuyển vì động đất mạnh 6,2 độ richterĐộng đất mạnh 6 độ richter ở miền bắc Nhật Bản

Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong đó. Nhưng không phải mọi người lúc nào cũng xem truyền hình, internet hay đọc báo để tiếp nhận thông tin.

 

nhat ban phat thanh cong cong giup cuu sinh menh ca hang trieu nguoi hinh 1
Loa phường ở Việt Nam cần phải được thay đổi cách sử dụng để phát huy tối đa hiệu quả và có thể tham khảo cách Nhật Bản tận dụng hệ thống phát thanh công cộng để mang lại lợi ích tối đa cho người dân. (Ảnh minh họa: Quang Hùng)
 

Phát thanh công cộng - sự lựa chọn tối ưu

Nhật Bản là nước đối mặt với nhiều rủi ro của thiên nhiên như động đất, sóng thần, hoạt động của núi lửa, lở đất do mưa lớn... Để giảm thiểu những thiệt hại đó, việc cung cấp những thông tin liên quan đến những rủi ro trên và những thông tin hướng dẫn lánh nạn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

Hơn thế nữa, xu hướng tội phạm tại các khu vực, cụm dân cư có nguy cơ đang tăng dần, do vậy, việc cung cấp thông tin liên quan tới khu vực dân cư trở thành nhu cầu cấp thiết.

Và để giải quyết bài toán trên, toàn Nhật Bản đã có hệ thống phát thanh gọi là “Hệ thống phát thanh thông báo FM công cộng”.

Trước khi thực hiện Hệ thống phát thanh cảnh báo FM, Chính phủ Nhật Bản cũng đã đưa ra một chương trình gọi là Chương trình hỗ trợ lánh nạn đối với người có yêu cầu lánh nạn nhằm cải cách Luật phòng chống sự cố. 

Chương trình này được áp dụng cho cả truyền hình, báo giấy, mạng internet… nhưng hiệu quả thực sự thì phát thanh chiếm ưu thế. Bởi lẽ cách truyền đạt thông tin đến với công chúng nhanh nhất, xác thực nhất, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu thông tin cao nhất so với các phương tiện truyền thông khác. Hơn thế nữa thông tin tại khu vực mà hệ thống phát thanh truyền đi bám sát thực tiễn khu vực đó nhất, cần cho người dân nhất.

Hệ thống phát thanh này đã được qui hoạch, lắp đặt không phải ở cột điện, chốn đông người, hay một số nơi mà có nhiều cư dân sinh sống mà nó được lắp đặt tại tất cả các tòa nhà, khu vực có người sinh sống, lẫn với hệ thống cảnh báo khác. Có nghĩa là hệ thống này nghiễm nhiên phải có. 

Khi có động đất xảy ra, sự đe dọa nào đó tới con người, hệ thống phát thanh sẽ phát đi tin tức, cảnh báo ngắn gọn đủ để tất cả mọi người chú ý và phòng tránh.

Cũng vì thế, cứ đến đúng ngày 11/3 lúc 14h41 chiều, hệ thống phát thanh này sẽ loan đi một thông tin rằng mọi người dành một phút mặc niệm những người đã thiệt mạng trong vụ thảm họa kép 11/3/2011. Tất cả mọi người dù ở đâu, hay đang làm gì trên toàn Nhật Bản đều dừng làm việc, bỏ mũ mặc niệm những người đã khuất.

Một lợi ích không thể tính bằng tiền đối với hàng triệu người dân đứng trước nguy cơ thiệt hại, và cũng đầy tính nhân văn nhắc nhớ mọi người về nỗi buồn vui của dân tộc. Một thông tin nhanh về thiên tai có thể cứu sống hàng ngàn người khỏi cái chết.

Hiện tại, trên tất cả các tỉnh thành của Nhật Bản đều có hệ thống phát thanh này. Tuy nó không phải là phương tiện truyền tải thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao… của Nhật Bản đến với công chúng, nhưng là người bạn tri kỷ, vô cùng cần thiết và không thể tách rời đối với đời sống người dân.

Tiết kiệm, hiệu quả vô cùng

Kinh phí cho hệ thống phát thanh khu vực này cũng được giảm đáng kể, bởi khi có sự cố như động đất, hỏa hoạn, hay trộm cướp… chỉ cần máy phát có công suất 100w là có thể truyền thông tin đi được. Điều này giúp tiết kiệm tiền máy móc, nhân lực. Mỗi khu vực, cụm dân cư có thể trang bị cho mình một máy như thế.

Nguồn nhân lực và kinh phí sẽ được giảm đáng kể khi chính quyền, người dân khu vực đó vận động được nhân viên tình nguyện tham gia vào thực hiện truyền thông. Thông tin sẽ được lấy từ nguồn tin chính từ các khu vực, địa phương đó một cách nhanh nhất. Và phát thanh viên tiếp nhận thông tin, phát thông tin trên hệ thống phát thanh thông báo FM đó.

Kinh phí duy trì Hệ thống phát thanh này không lớn đến mức để một địa phương không thể chi trả. Nhưng lợi ích nó mang lại thì vô cùng lớn.

“Ở Nhật Bản đã có những trường hợp cảnh báo động đất phát sớm, nhưng nhiều khu dân cư không biết được nên thiệt hại rất lớn. Chúng tôi dĩ nhiên tiếp nhận thông tin về thiên tai bằng nhiều cách, nhưng bằng hệ thống phát thanh công cộng có lẽ nhanh hơn, trực tiếp hơn”. Bà Nobuko (65 tuổi) sống ở Hiroshima nói.

Hệ thống phát thanh công cộng được coi là một người chỉ huy giữ gìn trật tự trong những sự việc dường như được coi là hỗn loạn.

“Thông tin trên hệ thống phát thanh công cộng phải là thông tin ngắn gọn, không liên quan đến chính trị, hay những giảng giải lý thuyết mà là thông tin gắn với đời sống, phục vụ đời sống, giúp công chúng không phải hưởng thụ thông tin mà là hưởng thụ vật chất, tinh thần từ thông tin đó mang lại”. Một nhà phân tích truyền thông của Nhật Bản phân tích.

Phát thanh công cộng chính là hiểu cộng đồng và phục vụ cộng đồng, một bàn tay cứu rỗi vô hình. Nó vẫn tồn tại dường như không bao giờ mất trên đất nước văn minh như Nhật Bản./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top