Thế giới

Nhật Bản tái khởi động lò phản ứng điện hạt nhân

ClockThứ Ba, 07/07/2015 16:28
TTH.VN - Hôm nay (7/7), nhiên liệu nguyên tử được nạp vào một lò phản ứng hạt nhân ở miền nam Nhật Bản để chuẩn bị cho việc tái khởi động các lò phản ứng, bất chấp sự phản đối rộng rãi của người dân về công nghệ này.

Các lò phản ứng được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những nhà máy đầu tiên hoạt động trở lại sau 2 năm vắng bóng do thảm họa sóng thần tại Fukushima.


Nhà máy điện hạt nhân Sendai của công ty điện lực Kyushu Electric tại thành phố Satsumasendai, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản - Ảnh: AFP

Công ty điện lực Kyushu Electric cho biết, họ đã được bật đèn xanh để tiếp nhiên liệu vào lò phản ứng duy nhất tại nhà máy điện hạt nhân Sendai sau một cuộc kiểm tra vào tuần trước.

Sẽ mất khoảng 4 ngày để nạp nhiên liệu cho tất cả 157 bó thanh nhiên liệu, một phát ngôn viên cho biết.
Sau đó, các lò phản ứng sẽ trải qua một cuộc kiểm tra kéo dài 1 tháng trước khi được chính thức hoạt động trở lại vào tháng 8.
Tuy nhiên, kênh truyền hình Nhật Bản TV Asahi đưa tin, khoảng 120 người đã tụ tập trước nhà máy điện để phản đối việc khởi động lại lò phản ứng.
"Tai nạn có thể xảy ra. Chính phủ cho rằng sẽ không có tai nạn tại Fukushima, nhưng chúng tôi đã từng phải chịu một thảm họa", một người phụ nữ trả lời phỏng vấn.
Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cũng như các công ty điện lực đang làm hết sức để tái khởi động các lò phản ứng. Trái lại, người dân Nhật Bản đang hoài nghi bởi đất nước vẫn còn dư chấn sâu sắc của thảm họa Fukushima, buộc hàng chục ngàn người phải mất nhà cửa.
Thanh Ngân (lược dịch từ AFP & MSN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top