Thế giới

Nhật Bản tái khởi động lò phản ứng hạt nhân đầu tiên

ClockThứ Hai, 10/08/2015 14:40
TTH.VN - Lãnh đạo Công ty điện lực Kyushu Electric tại thành phố Satsumasendai, tỉnh Kagoshima, miền nam Nhật Bản hôm nay (10/8) cho biết, công ty sẽ chính thức khởi động lại lò phản ứng hạt nhân số 1 tại nhà máy hạt nhân Sendai thuộc sở hữu và điều hành của công ty vào sáng mai (11/8).

Việc tái khởi động đánh dấu sự trở lại của các nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản sau 4,5 năm ngừng hoạt động, kể từ khi thảm họa động đất và sóng thần tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi xảy ra vào năm 2011.


Lò phản ứng hạt nhân Sendai số 1 sẽ bắt đầu phát điện vào ngày 14/8 tới đây. Ảnh: Economictimes

Cơ quan Pháp quy Hạt nhân Nhật Bản (NRA) khẳng định các tiêu chuẩn an toàn theo quy định nghiêm ngặt đối với lò phản ứng hạt nhân nói trên, cũng như một số lò phản ứng khác tại nhà máy Sendai vào tháng 9 vừa qua. Kế hoạch kêu gọi việc tái khởi động lò phản ứng thứ hai được bắt đầu vào tháng 10 tới.
Lò phản ứng hạt nhân Sendai số 1 dự kiến phát điện vào 14/8 tới đây và đạt hết công suất vào tháng sau.
Gần 50 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã được sửa chữa và kiểm tra an toàn. Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe mong muốn sẽ có nhiều lò phản ứng được đưa vào sử dụng để giúp duy trì nền kinh tế quốc gia, hiện đang dựa vào nguồn năng lượng nhập khẩu.
Nhằm duy trì sức mạnh hạt nhân như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho Nhật Bản, Chính phủ nước này đặt ra mục tiêu: điện hạt nhân cần đáp ứng hơn 20% nhu cầu năng lượng của cả nước vào năm 2030, kế hoạch đã được nội các Nhật Bản thông qua vào năm ngoái.
Mặc dù Chính phủ đang nỗ lực để đẩy mạnh việc tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân, nhưng phần lớn người dân Nhật Bản phản đối sự trở lại của loại năng lượng này. Những cư dân sống gần nhà máy Sendai cũng tỏ ra rất thận trọng khi lò phản ứng hạt nhân đầu tiên được khởi động lại, với những nguy hiểm tiềm tàng từ các núi lửa đang hoạt động trong khu vực.
Những người phản đối việc tái khởi động và các chuyên gia hạt nhân đang lo ngại rằng, kế hoạch sơ tán trong trường hợp có thảm họa có thể không mấy hiệu quả. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đặt ra nhiều câu hỏi về sự ổn định của một lò phản ứng đã bị “bỏ xó” trong hơn bốn năm qua.

Lê Thảo (lược dịch từ AP & Huffingtonpost)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top