ClockThứ Tư, 25/07/2018 13:54

Nhật Bản tuyên bố nhận thêm 10.000 điều dưỡng viên Việt Nam

TTH.VN - Tờ Nikkei ngày hôm nay (25/7) đưa tin, Chính phủ Nhật Bản vừa nhất trí mời 10.000 y tá điều dưỡng từ Việt Nam sang làm việc đến trước mùa hè năm 2020, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng trong ngành điều dưỡng ở quốc gia này.

Tokyo: 1/10 người ở độ tuổi 20 là người nước ngoàiNhật Bản gia hạn cư trú cho lao động nước ngoài có tay nghềLao động Nhật Bản được tăng lương cao nhất trong vòng 20 nămNhật Bản sử dụng robot, lao động nữ và người cao tuổi để đối phó với khủng hoảng lao động

Điều dưỡng viên tại một viện dưỡng lão ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Nikkei

Bước đầu, Nhật Bản có kế hoạch tiếp nhận 3.000 điều dưỡng viên trong vòng một năm; trong đó, Tokyo sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo ngôn ngữ. Sau đó, việc tiếp nhận sẽ được mở rộng đến 10.000 người trong 2 năm.

Ngày 24/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chỉ thị nội các bắt đầu thu xếp để tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài hơn vào quốc gia này. Tokyo cũng đang nỗ lực để thiết lập các mục tiêu tương tự đối với Indonesia, Campuchia và Lào.

Nhật Bản và Việt Nam dự kiến ​​sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ sớm nhất trong năm nay. Đây được xem là một phần của sáng kiến "Sức khỏe và Hạnh phúc Con người châu Á", một chương trình của Chính phủ Nhật Bản nhằm cung cấp kiến ​​thức và chuyên môn của Nhật Bản về chăm sóc điều dưỡng và phúc lợi xã hội cho các xã hội đang già hoá ở khu vực châu Á.

Trước đó hồi tháng 11 năm ngoái, Nhật Bản đã bắt đầu tiếp nhận người lao động Việt Nam trong lĩnh vực điều dưỡng, theo một chương trình đào tạo thực tập kỹ thuật mở rộng.

Những người nói được tiếng Nhật giao tiếp có thể được phép cư trú ở nước này đến 5 năm. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản sẽ xây dựng một chương trình mới để cho phép những người hoàn thành khóa đào tạo kỹ thuật ở lại thêm 5 năm nữa.

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, quốc gia này đã thiếu 40.000 nhân viên chăm sóc sức khoẻ trong năm 2015. Sau khi nhận thêm 10.000 lao động, Nhật Bản vẫn thiếu hơn 30.000 nhân viên chăm sóc sức khoẻ. Đáng chú ý, sự thiếu hụt này dự kiến ​​sẽ tăng trở lại, lên đến 790.000 người đến năm 2035.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

Mỗi khi nghĩ đến KTS. Kazimierz Kwiatkowski tôi lại nhớ tiểu thuyết “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” - một cuốn tiểu thuyết tình báo nổi tiếng của nhà văn Liên Xô (cũ) Yulian Semyonov, xuất bản năm 1969 và sau đó được dựng phim nhiều tập. Nhân vật chính là một sĩ quan tình báo của Liên Xô, bối cảnh tác phẩm bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc đời hoạt động trùng tu, cứu vãn di tích văn hóa của Kazimierz cũng có sự trùng hợp con số 17. Một KTS người Ba Lan có 17 năm liên tục làm việc ở Việt Nam.

Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam
Return to top