Nhật, Đức cam kết hỗ trợ trên 8 tỷ USD cho người tị nạn
TTH.VN - Theo nguồn tin được đăng tải trên tờ Reuters hôm nay (25/9), khoản ngân sách hỗ trợ tài chính cho người tị nạn mà Chính phủ Đức và Nhật Bản vừa công bố lên đến trên 8 tỷ USD.
Cụ thể là, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, nước này cam kết giải ngân 4 tỷ USD cho các quốc gia có dòng người tị nạn tăng mạnh ở châu Âu và khu vực Trung Đông.
![]() |
Trẻ em Syria tại trại tị nạn ở Lebanon. Ảnh: Reuters |
Trong đó, một nửa nguồn ngân sách sẽ được sử dụng để hỗ trợ người tị nạn Syria ở Lebanon. Phần còn lại của số tiền sẽ được phân bổ cho Serbia, Macedonia và các quốc gia có hàng ngàn người tị nạn tràn qua biên giới để đi đến các quốc gia giàu có hơn của Liên minh châu Âu (EU). Ngân sách hỗ trợ các nước vùng Balkan sẽ được phân phối thông qua các cơ quan nhân đạo của Liên Hợp Quốc.
Hơn 4 triệu người tị nạn đã trốn khỏi cuộc chiến tranh ở Syria đến các nước láng giềng như Jordan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng ngàn người Syria chạy sang các quốc gia châu Âu để tìm kiếm sự an toàn.
Cũng theo Reuters, Chính phủ Đức đồng ý cung cấp khoảng 4 tỷ euro (tương đương 4,5 tỷ USD) vào năm tới để giúp 16 tiểu bang của nước này trong việc đối phó với làn sóng người tị nạn kỷ lục, gây ảnh hưởng lớn đến nguồn ngân sách và tài nguyên ở các tiểu bang.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã công bố các thỏa thuận sau khi gặp thống đốc các tiểu bang để thảo luận về cách thức chăm sóc 800.000 người tị nạn dự kiến đến Đức trong năm nay.
Bà Merkel nói rằng, chính phủ sẽ chu cấp 670 euro/tháng cho mỗi người tị nạn mà Đức tiếp nhận.
Theo nguồn tin địa phương, gói hỗ trợ tài chính 4 tỷ euro vừa được công bố sẽ bổ sung vào ngân sách 3 tỷ euro trước đó cho các tiểu bang, để giúp trang trải các chi phí liên quan đến nhà ở và chăm sóc người tị nạn.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Sputniknews)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
- Nhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên (04/03)
- Người Thái dành trung bình gần 2,5 giờ mỗi ngày dán mắt vào điện thoại (04/03)
- Mỹ tăng cường an ninh tại Đồi Capitol đối phó với âm mưu tấn công mới (04/03)
- Tổng thống Argentina: Việt Nam là điểm sáng về đối phó dịch COVID-19 (04/03)
- UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19 (04/03)
- Tàu chiến Đức sẽ lần đầu tiên trở lại Biển Đông kể từ năm 2002 (03/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3