ClockThứ Tư, 24/05/2017 08:47

Nhẹ người

TTH - Có cụ ở quê đã nhắn thế, là nhớ đi xe biển xanh - bạn tôi kể nhân một cuộc chuyện vãn giữa mọi người về các thể loại lễ lạt, cưới hỏi, mừng thọ, giỗ chạp... “giăng mắc” trong năm.

Không phải là phàn nàn, song điều mà nhiều người chia sẻ là nhiều cuộc không bỏ được, cứ phải tranh thủ giữa bao nhiêu sự vụ của công chuyện hàng ngày. Không về bị trách đã đành, về muộn cũng trách. Cử vợ, con đi cũng chẳng được thông cảm. Tiền hiếu hỉ mà nhè nhẹ hơn cũng nhận được những lời nặng nhẹ theo...

Những điều ấy có lẽ cũng đã là chuyện thường ngày. Nghe mãi nên quen. Với lại tôi cũng nghĩ, chúng ta đều phải tự thích nghi và tìm cho mình những ứng xử hợp lẽ, có cái thì tranh thủ đi trước, đi sớm; có lúc cũng xin được thông cảm và có khi cũng đành nhận trách cứ... vấn đề là miễn làm sao mình tự thấy hợp lý và không áy náy là được khi làm sao có thể hài hòa được tất cả mọi việc.

Nhưng điều bạn tôi nói thì đúng là hơi là lạ. Bạn nói ông chú, hay ông bác và cả bà con nội ngoại quê bạn chỉ thích thấy con cháu về bằng xe biển xanh thôi, và dặn dò rất cẩn thận. Có hôm cũng ô tô đấy, nhưng biển trắng là cứ đi ra đi vào không mấy hài lòng.

Thực ra thì tâm lý một tiếng giữa đàng và cái sự sang là khác nhau, và có lẽ nó cũng chỉ giới hạn ở một những nơi nào đó, cộng đồng nào đó, cách nghĩ nào đó. Họ hàng nhà bạn có khi chỉ đơn giản là muốn khoe một chút với bà con thôn xóm là nhà mình có cán bộ to, có xe riêng đưa đón. Thì cũng là một cách hãnh diện thôi mà. Chỉ có điều, tâm lý ấy nghe cứ như ở một thời quá vãng.

Hôm rồi bạn bảo, chắc phải nghĩ đến chuyện mua xe thôi, tỉnh bạn đã có quy định rất cụ thể về việc ai, đối tượng nào được dùng xe công và dùng xe công như thế nào. Thậm chí lãnh đạo các cơ quan, ban ngành không được tự lái xe công. Bạn  cười khi bảo, mai mốt các cụ có nhờ vả cái biển xanh cũng khó rồi đây, nhưng tớ thì thấy nhẹ cả người...

Tôi hiểu là còn nhiều thứ nặng khác mà bạn đã bỏ được ra khỏi vai mình.

An Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Miếng bánh lớn hơn cho người nông dân

Chú tôi ở quê, thuộc típ người làm ăn chăm chỉ nhất làng. Mà không chăm cũng không được. Nhà nghèo con đông, thế mà rồi chúng nó đều lớn khôn. Không được mấy đứa học hành đến nơi đến chốn. Không học được chữ thì chúng học nghề. Bây giờ có nhiều đứa thạo nghề trở nên khá giả.

Miếng bánh lớn hơn cho người nông dân
Người dân được hưởng lợi

Các đồng nghiệp mà tôi gặp trong chuyển công tác tại Hà Nội vừa qua đã nói rằng, họ rất muốn trở lại Huế.

Người dân được hưởng lợi
Nhân lực tiếp cận

Trên bản tin của mình, Trang điện tử của Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho hay, “Khách Thái sẽ ồ ạt vào miền Trung” trong thời gian tới. Cũng nguồn tin này cho biết, lượng khách Thái từ Bangkok đến Đà Nẵng đã tăng 8 chuyến/ngày của nhiều hãng khác nhau với lượng khách vào khoảng 1.500 người.

Nhân lực tiếp cận
Trồng cây & chăm cây

Đã gần 60 năm kể từ ngày ấy và dù “Tết trồng cây” chỉ là một phong trào ở mỗi dịp tết, nhưng tinh thần của "Tết trồng cây" đã lan tỏa trong đời sống và sản xuất của người dân trên toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Trồng cây  chăm cây
Khoảng trống

Có thể ai đó sẽ bảo rằng, đó là một trạng thái tâm lý mà bất cứ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua khi lui về sau bao nhiêu năm công tác.

Khoảng trống
Return to top