ClockThứ Sáu, 06/10/2017 09:25

Nhiều chỉ số có tỷ lệ tăng trưởng

TTH - 6,41% là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của cả nước trong 9 tháng đầu năm. Riêng quý 3, mức tăng ở tỷ lệ 7,46% là mức tăng cao nhất và theo nhận định chung tại cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, mức tăng này là vượt mức kỳ vọng.

Đây cũng là thông tin cho thấy, mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,7% sẽ khả thi hơn. Phát biểu tại cuộc họp này, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, việc tăng trưởng này phụ thuộc vào ngành nông nghiệp, công nghiệp, linh kiện điện tử… Điều đáng lưu ý ở đây là ngành du lịch cũng đã đóng góp hiệu quả hơn vào mức tăng trưởng của nền kinh tế với tỷ lệ 28,4%.

Tại Thừa Thiên Huế, báo cáo 9 tháng của UBND tỉnh cũng cho thấy nhiều chỉ số có sự tăng trưởng. Trong đó, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 13.530 tỷ đồng, tăng 4,33% so với cùng kỳ, thu ngân sách Nhà nước đạt trên 5000 tỷ đồng, tăng 14,3%. Theo phân tích, riêng thu nội địa đã đạt 73,7% dự toán (tăng 16,43%). 588 triệu USD là giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt được, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước đạt 96,14 triệu USD, tăng 10,53%; tỷ lệ này ở khu vực kinh tế tư nhân là 162,32 triệu USD, tăng 16,89% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 330,10 triệu USD, tăng 20,9%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 25,800 tỷ đồng, tăng 9,05%; tổng nguồn vốn huy động đạt 37.650 tỷ đồng, tăng 6,4% so với đầu năm. Tổng dư nợ đạt 36.270 tỷ đồng, tăng 9,4%...

Mặc dù kém hiệu quả hơn con số tăng trưởng về du lịch của cả nước, và chỉ ở mức tăng 4,05% (với lượt khách đến là 2,78 triệu) ; doanh thu các cơ sở lưu trú tăng 3,74% nhưng điều này cũng cho thấy những cố gắng ở lĩnh vực du lịch, dịch vụ, cho dù đây chưa hẳn là con số của sự kỳ vọng. Điều này cũng cho thấy còn rất nhiều việc phải tiếp tục được triển khai và xúc tiến, không chỉ cho việc hoàn thành nhiệm vụ của năm 2017 này mà cơ bản hơn, là để chuẩn bị cho những năm tiếp theo.

Cũng riêng ở lĩnh vực hoạt động này, với sự xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc tiếp tục quảng bá bằng nhiều hình thức khác nhau, thu hút tốt hơn lượt khách đến Huế, điều mà Huế, du lịch Huế cần nhắm tới là chất lượng của nguồn khách đến và điều này quan trọng hơn lượt khách. Đây cũng là vấn đề mà Thừa Thiên Huế đang nhắm tới ở khía cạnh phát triển lâu dài và bền vững. Bên cạnh đó là tìm kiếm và mở rộng các thị trường khách đến, song song với chuẩn bị hạ tầng và các sản phẩm du lịch tốt hơn, mới hơn, đa dạng hơn. Quan trọng nhất là việc xây dựng một môi trường du lịch thân thiện, an toàn, trên cơ sở tôn trọng văn hóa lẫn nhau, mà việc triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch là một ví dụ cụ thể nhất.

Nguyễn An Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Return to top