ClockThứ Sáu, 30/11/2018 14:49

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tháng 11 giảm so với tháng 10

Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu trong tháng 11 giảm so với tháng trước như sắt thép, xăng dầu, điện tử, hàng dệt may, máy tính và linh kiện...

Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11 ước tính đạt 21,60 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,89 tỷ USD, giảm 4,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 15,71 tỷ USD, giảm 4%.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần lớn các mặt hàng trong tháng 11 giảm so với tháng trước như sắt thép, xăng dầu, điện tử, máy tính và linh kiện, hàng dệt may. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11 tăng 7,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 6,7%.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước là hóa chất, hàng dệt may, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng, điện thoại và linh kiện.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11 tăng 7,8%.

Tính chung 11 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 223,63 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 63,24 tỷ USD, tăng 17,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 160,39 tỷ USD (chiếm 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 13,4%.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước là điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, giày dép, nông sản, thủy sản. Riêng dầu thô tính chung 11 tháng tiếp tục giảm mạnh về cả lượng và kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung trong 11 tháng qua, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 43,7 tỷ USD, tiếp đến là EU, Trung Quốc, Thị trường ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 11 ước tính đạt 22,0 tỷ USD, tăng 1,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 3,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,2 tỷ USD, giảm nhẹ 0,2%.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng so với tháng trước là xăng dầu, xe máy và linh kiện, phụ tùng, điện thoại và linh kiện, điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng 11 tăng 12,7%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,5%.

Tính chung 11 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 216,82 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 86,63 tỷ USD, tăng 12,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 130,19 tỷ USD, tăng 12,3%.

Một số mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn trong 11 tháng là điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện thoại và linh kiện, vải, sắt thép, chất dẻo, xăng dầu, kim loại, nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép.

Trong 11 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 59,7 tỷ USD. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, thị trường EU, Hoa Kỳ. Tháng 11 ước tính Việt Nam nhập siêu 400 triệu USD. Tính chung 11 tháng xuất siêu 6,8 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 23,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 30,2 tỷ USD.

Theo VOV

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam có nhiều mặt hàng lợi thế xuất khẩu sang Romania

Theo Bộ Công Thương, Romania là thị trường tiềm năng cho một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam như trái cây nhiệt đới (trái cây tươi và đóng hộp), thủy hải sản (đông lạnh và đóng hộp), cà phê, hạt tiêu, hạt điều và thịt lợn.

Việt Nam có nhiều mặt hàng lợi thế xuất khẩu sang Romania

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top