ClockThứ Hai, 21/01/2019 15:52

Nhiều mũi giáp công, mới mong hy vọng

TTH - Từ sau vô lăng, ta sẽ hàng ngày thót tim với những tình huống đủ loại...

Tập huấn nghiệp vụ cho lái xe du lịch

 Học lái càng nghiêm túc, tai nạn càng được giảm thiểu

Có câu chuyện vui, bối cảnh là thầy giáo và các học viên học lái xe. Thầy giáo hỏi: Khi lái xe ra đường, các anh/chị nên xem người đi đường là những ai? Các học viên người thì bảo hãy xem người đi đường như bạn bè, người lại bảo hãy xem như anh em, người thân ruột thịt... Bởi xem họ là bạn bè, người thân thì mới thương yêu, cẩn thận không để gây tai nạn với họ... Nói kiểu gì thầy cũng đều lắc đầu. Cuối cùng, học viên hỏi thầy vậy thì nên xem họ là ai. Thầy giáo tỉnh rụi: Hãy xem họ đều là những... người điên! Rồi giải thích, người điên thì không kiểm soát được hành vi, họ thích làm gì thì làm, ta không thể đoán trước. Cho nên, phải luôn luôn cảnh giác mới không mang họa. Tưởng chỉ là chuyện vui, nhưng càng đi vào thực tế mới thấy nó không phải là hoàn toàn không đúng. Ít nhất là ở góc độ trải nghiệm của cá nhân tôi sau khi đã được tự mình cầm vô lăng điều khiển ô tô.

Từ sau vô lăng, ta sẽ hàng ngày thót tim với những tình huống đủ loại: Xe đang đi, chợt nhiên có xe máy đang đi song song hoặc từ phía sau chạy lên rồi cắt ngang bất ngờ ngay trước đầu xe; xe đã xi nhan và đang rẽ trái hoặc rẽ phải thì có những xe máy từ phía sau vẫn cố vượt lên, lách qua khe hẹp ở trái hoặc phải phía đang rẽ; bấm còi, nhá đèn xin vượt, xe đi trước dù không gặp chướng ngại gì vẫn cứ "vù vờ" chơi; xe đi ngược chiều, lấn làn nhưng vẫn phăm phăm phóng theo kiểu ai to gan nấy "thắng", bất chấp phương tiện phía đối diện; hoặc dừng đèn đỏ, chợt nhiên có điện thoại, vậy là cứ chống chân giữ xe máy giữa đường, rút điện "buôn" luôn, ai ưa đi thì lo tự tránh; từ trong hẻm đi ra, chẳng cần còi, chẳng cần đèn, chẳng cần giảm tốc độ, cứ phóng cái ào mà chạy (!)... Cho nên nói toàn "người điên" là vậy. Và cũng bởi toàn người điên, nên buộc người điều khiển giao thông phải luôn căng người cảnh giác để sẵn sàng xử lý bất cứ tình huống bất chợt do "người điên" gây ra, bằng không có thể gặp họa bất kể lúc nào! Nghe bảo dân tây sang ta chơi, sau mấy bữa "trải nghiệm" đã đưa ra nhận xét "giao thông của Việt Nam như... một rạp xiếc!". Hơi ngoa ngôn, nhưng ngẫm lại không phải không có lý.

Tại sao "xiếc", tại sao "điên", tôi ngẫm mãi thấy chỉ có 2 nguyên nhân: Một là liều, hai là không hiểu, không biết luật. Liều thì chắc là xã hội không quá nhiều người, vậy thì không hiểu, không biết luật là phổ biến. Chỉ có không biết, không hiểu luật thì mới chạy kiểu "điên điên", lách ngang tạt ngược, vượt phải vượt trái, dừng đỗ lung tung, đi vào đường cấm, đường ngược chiều tùy thích. Hậu quả là tai nạn, là cả vạn người chết, vài vạn người bị thương mỗi năm, gieo rắc nỗi đau cho hàng vạn gia đình, gánh nặng vô kể cho toàn xã hội. Bởi vậy, có lẽ phải có giải pháp căn cơ, quyết liệt đối với việc học, sát hạch, sát hạch lại đối với người điều khiển các phương tiện giao thông song song với việc xử lý mạnh tay các vi phạm.

Mới đây, nghe Bộ Giao thông Vận tải quyết định điều chỉnh, tăng nội dung sát hạch lý thuyết từ 450 câu lên 600 câu, tăng thêm tình huống sa bàn thực hành đối với người học lái ô tô. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này. Vấn đề là việc tổ chức học tập, sát hạch phải được thực hiện nghiêm túc, tránh "chạy" thì mới "linh nghiệm". Đó là đối với ô tô, còn xe máy- "tác nhân quan trọng" gây tai nạn giao thông trên mọi nẻo đường, có lẽ cũng cần phải để mắt thật kỹ. Đồng thời là việc quan tâm giáo dục luật an toàn giao thông, ý thức chấp hành giao thông trong trường học, ngay từ cấp mầm non, tiểu học trở lên. Nhiều mũi giáp công như thế, mới hy vọng tai nạn giao thông không còn là nỗi ám ảnh của xã hội.

Bài, ảnh: Huy Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​Phá vỡ rào cản với các kỹ thuật can thiệp tiên tiến

Chiều 15/3, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thực hiện 4 ca can thiệp tim mạch khó sử dụng các phương tiện công nghệ cao, trong đó 2 bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được Công ty Boston Scientific hỗ trợ các dụng cụ và phương tiện hiện đại trị giá hàng chục triệu đồng.

​Phá vỡ rào cản với các kỹ thuật can thiệp tiên tiến
Hành trình bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ

Bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ Trần Văn Anh bắt đầu từ năm 2015 đến nay đã được 9 năm đồng hành cùng với quý người già neo đơn, nghèo khó. Đây là chương trình giúp đỡ và bảo trợ đến những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các địa phương Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên Huế) và Hải Lăng (Quảng Trị).

Hành trình bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ
Chưa bắt buộc đổi bằng lái xe giấy sang thẻ nhựa PET

Mấy ngày qua, lượng người đến điểm làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe trên địa bàn tỉnh đông, dẫn đến tình trạng quá tải. Nhiều người cho rằng “nghe đồn”, nếu không đổi giấy phép lái xe bằng giấy sang thẻ nhựa PET sẽ bị phạt.

Chưa bắt buộc đổi bằng lái xe giấy sang thẻ nhựa PET
Tuyên dương thầy giáo dũng cảm cứu người

Sáng 20/11, tại Trường THPT Hương Vinh, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên dương, khen thưởng thầy giáo Lê Ngọc Thùy, giáo viên dạy môn toán Trường THPT Hương Vinh về hành động dũng cảm cứu sống 3 người dân bị nước lũ cuốn trôi.

Tuyên dương thầy giáo dũng cảm cứu người
Return to top