ClockThứ Hai, 03/06/2019 06:32

Nhiều nước ASEAN lạc quan về năng lực cạnh tranh

TTH.VN - Theo nhận định của The ASEAN Post, việc Singapore được xếp là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới trong bảng xếp hạng thường niên các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới năm 2019 của IMD (Viện Quản lý phát triển quốc tế) không phải là điều duy nhất mà ASEAN có thể tự hào.

Washington, D.C. là trung tâm hàng đầu thế giới về tài năng kinh doanhMỹ dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEFKhả năng cạnh tranh của Singapore xếp thứ 3 trên thế giớiSingapore trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới

Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng thường niên các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới năm 2019 của IMD. Ảnh: AFP

Trong khi Singapore vượt qua Mỹ để lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng hàng năm kể từ năm 2010 khi Hồng Kông xếp thứ hai, bốn quốc gia ASEAN khác có tên trong danh sách 63 nền kinh tế cạnh tranh cũng hoạt động rất mạnh mẽ. Các nền kinh tế này được đánh giá theo 4 tiêu chí: hiệu quả kinh tế, cơ sở hạ tầng, hiệu quả của chính phủ và hiệu quả kinh doanh.

Đáng chú ý nhất, Indonesia đã tăng 11 điểm lên vị trí 32 trong bảng xếp hạng năm 2019 nhờ sự hiệu quả của chính phủ, song song với điều kiện kinh doanh và cơ sở hạ tầng tốt hơn. Trong khi Malaysia vẫn duy trì vị trí 22 của năm ngoái thì Thái Lan đã tăng 5 bậc lên vị trí 30 nhờ tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và năng suất. Philippines đã tăng 4 điểm lên vị trí thứ 50. Sự tăng điểm này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư mới nổi đang ngày càng được cải thiện.

Tại sao năng lực cạnh tranh lại quan trọng?

Các nhà kinh tế xem năng lực cạnh tranh là yếu tố sống còn đối với sức khỏe lâu dài của nền kinh tế quốc gia vì nó trao quyền cho các doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng bền vững, tạo công ăn việc làm và tăng cường phúc lợi cho công dân.

Được thành lập vào năm 1989, bảng xếp hạng của IMD đánh giá 63 nền kinh tế dựa trên 235 chỉ số. Bảng xếp hạng tính đến một loạt các dữ liệu cứng như thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chi tiêu của chính phủ cho y tế và giáo dục, cũng như dữ liệu từ một cuộc khảo sát của các giám đốc kinh doanh quốc tế về các chủ đề như sự gắn kết xã hội, toàn cầu hóa và tham nhũng.

Quốc gia tăng hạng vượt bậc nhất năm nay là Ả Rập Saudi, đã tăng 13 bậc lên vị trí 26 nhờ đầu tư mạnh vào giáo dục. Venezuela vẫn nằm cuối bảng xếp hạng, do ảnh hưởng bởi lạm phát, tiếp cận tín dụng kém và nền kinh tế suy yếu.

Giáo sư Arturo Bris - Giám đốc IMD cho rằng, trong một năm mà thị trường toàn cầu có nhiều bất ổn do những thay đổi nhanh chóng trong chính trị quốc tế cũng như quan hệ thương mại, chất lượng của các tổ chức dường như là yếu tố hợp nhất để tăng sự thịnh vượng. Đồng thời, một khung thể chế mạnh mẽ mang đến sự ổn định cho doanh nghiệp đầu tư và đổi mới, đảm bảo chất lượng cuộc sống cao hơn cho công dân, ông nói thêm.

Ngày nay, khi thế giới được kết nối và thay đổi nhanh chóng, các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề, từ sự hạn chế toàn cầu hóa đến hoài nghi về tự động hóa, và không phải tất cả các nước đều tiếp cận những vấn đề này theo cùng một cách.

Khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các quốc gia cạnh tranh hơn cũng được trang bị tốt hơn để giải quyết những thách thức phải đối mặt khi thích nghi với các công nghệ mới.

Như Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã lưu ý trong Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 (bảng xếp hạng mà Singapore đứng thứ hai), tăng cường các yếu tố cơ bản của năng lực cạnh tranh hiện nay sẽ cải thiện khả năng phục hồi trước những cú sốc trong tương lai.

Đáng chú ý, xây dựng khả năng phục hồi kinh tế thông qua năng lực cạnh tranh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi đối mặt với biến đổi khí hậu, căng thẳng địa chính trị và các mối lo ngại tiềm năng khác trên khắp thế giới.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The ASEAN Post)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top