ClockThứ Năm, 23/03/2017 07:53

Nhiều trường đại học khó huy động giảng viên coi thi THPT quốc gia

Nhiều trường đại học khó huy động đủ số lượng giảng viên tham gia coi thi THPT quốc gia như yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi công văn đề nghị các trường đại học, cao đẳng huy động giảng viên tham gia coi thi, đảm bảo đúng Quy chế mỗi phòng thi có một giảng viên đại học và một giáo viên phổ thông.

Tuy nhiên, do thời điểm tổ chức thi THPT quốc vào cuối tháng 6, đang trong giai đoạn thi học kỳ, nên nhiều trường đại học khó huy động đủ số lượng giảng viên tham gia coi thi như yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, mỗi phòng thi sẽ có 1 cán bộ, giảng viên của

trường đại học, cao đẳng và 1 cán bộ giáo viên các trường phổ thông. Dựa trên quy định này, sẽ có 50% giảng viên các trường đại học, cao đẳng tham gia coi thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay.

Nhiều trường đại học không thể huy động đủ giảng viên coi thi theo yêu cầu. Ảnh minh họa

Ông Đồng Văn Hướng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Trường sẽ huy động 350 cán bộ, giảng viên tham gia coi thi theo yêu cầu của Bộ, vì giảng viên trường có đủ. Một số cán bộ tham gia vào việc phục vụ là chính, còn coi thi thì huy động giảng viên. Đây là trách nhiệm. Thực tế như năm ngoái đi coi thi, tất cả chi phí là Bộ Giáo dục - Đào tạo chi trả hết”.

Tuy nhiên, một số trường cho biết, không huy động đủ số lượng giảng viên coi thi theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lý do là mọi năm kỳ thi THPT quốc gia tổ chức vào tháng 7, là thời điểm các trường đã kết thúc năm học nên việc huy động giảng viên tham gia kỳ thi THPT quốc gia không khó khăn gì.

Năm nay kỳ thi tổ chức vào cuối tháng 6, là thời điểm các trường vẫn đang thi học kỳ và chấm đồ án tốt nghiệp cho sinh viên, nên phải cân đối giảng viên để đảm bảo các hoạt động của trường theo kế hoạch từ đầu năm học.

Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Bộ đề nghị ĐH Bách khoa huy động 1.000 giảng viên, thế nhưng trường cũng có cái khó nên đề nghị là 800. ĐH Bách khoa có cán bộ giảng dạy là 1.000, cán bộ không phải giảng dạy cũng có, nhưng hiện nay đi nước ngoài cũng gần 200 người. Hơn nữa, các thầy vẫn phải giảng dạy kỳ hè, do vậy có đề nghị với bên Bộ là chấp nhận 800”.

Ông Trần Khắc Thạc, Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi cũng cho biết, trường đã chủ động điều chỉnh lịch thi học kỳ của một số môn học và các hoạt động khác để tập trung cán bộ, giảng viên tham gia coi thi kỳ thi THPT quốc gia.

Tuy nhiên, các Hội đồng chấm đề án tốt nghiệp của hệ đại học và cao học thì không thể điều chỉnh vì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tốt nghiệp của sinh viên và học viên. Vì vậy, trường chỉ huy động được 400 cán bộ, giáo viên trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị trường cử 600 cán bộ, giảng viên tham gia coi thi.

Ông Trần Khắc Thạc nói: “Khác với những năm trước, do các trường tự tổ chức thì các trường có thể huy động thêm một số đối tượng như nghiên cứu sinh, học viên cao học hoặc là những sinh viên, cán bộ lớp của năm cuối tham gia cùng công tác coi thi của nhà trường.

Tuy nhiên năm nay trường đi phối hợp với địa phương, do vậy nhà trường chỉ huy động cán bộ, giảng viên và không huy động sinh viên và học viên nghiên cứu sinh như mọi năm. Đây cũng là một khó khăn cho các trường vì như vậy số lượng mà Bộ mong muốn sẽ không đáp ứng được 100%”.

Cũng theo các trường đại học, cao đẳng, việc huy động lượng lớn cán bộ, giáo viên về các địa phương coi thi cũng gây tốn kém, vất vả cho các trường trong việc di chuyển, tổ chức ăn, ở trong các ngày thi, đặc biệt là với các điểm thi ở vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, các trường đều khẳng định, việc đưa cán bộ, giảng viên đại học về các điểm thi coi thi là cần thiết, để kỳ thi diễn ra khách quan, các trường đại học cũng sẽ yên tâm hơn khi sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên 20% bài thi môn văn đạt điểm 7 trở lên

Ông Nguyễn Tân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Tính đến thời điểm này, công tác chấm thi môn văn tự luận kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã gần như hoàn tất.

Trên 20 bài thi môn văn đạt điểm 7 trở lên
Gặp nạn trước ngày thi, cậu học trò đành gác lại ước mơ

Trước ngày thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia một tuần, tai nạn không may ập đến khiến cậu học trò Trần Lê Anh Khoa (lớp 12, Trường THPT Nguyễn Huệ, TP. Huế) nhập viện trong đau đớn. Giấc mơ 12 năm đèn sách đành gác lại từ giây phút đó.

Gặp nạn trước ngày thi, cậu học trò đành gác lại ước mơ
Tờ rơi lại bủa vây thí sinh và người nhà

Mặc dù ở nhiều kỳ thi THPT Quốc gia trước, tình trạng phát tờ rơi ngay trước cổng các hội đồng thi gây ảnh hướng đến vấn đề vệ sinh môi trường, tâm lý thí sinh và phụ huynh đã được báo chí lên tiếng, nhưng kỳ thi THPT Quốc gia 2019 năm nay vẫn tái diễn.

Tờ rơi lại bủa vây thí sinh và người nhà
Cán bộ kiểm lâm lần đầu đi thi THPT Quốc gia

Trong số hàng ngàn thí sinh trên địa bàn tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2019, thí sinh Hồ Văn Nhuận (37 tuổi, thị trấn A Lưới, huyện A Lưới) được xem là nhân vật đặc biệt.

Cán bộ kiểm lâm lần đầu đi thi THPT Quốc gia

TIN MỚI

Return to top