ClockThứ Năm, 17/11/2016 13:51

Nhiều trường hợp vô sinh do mắc quai bị

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong 9 tháng đầu năm nay đã ghi nhận 1.878 ca mắc quai bị tại nhiều địa phương.

Bệnh nhân vô sinh đến khám và tư vấn tại Bệnh viện Việt Đức

Nơi có số mắc cao tập trung chủ yếu tại phía Bắc như: Lào Cai (103 ca), Hà Nội (93), Thái Bình (87) Yên Bái (85), Bắc Ninh (83), Lai Châu (78), Thái Nguyên (77), Điện Biên (68), Lạng Sơn (64), Thanh Hoá (62). Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trong số ca mắc có nhiều người trưởng thành. Các trường hợp mắc chủ yếu do tiêm không đầy đủ nên không có miễn dịch lâu dài, hoặc ở người lớn (chưa tiêm chủng, chưa có miễn dịch).

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phụ trách Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, ở trẻ nhỏ (trước tuổi dậy thì) quai bị là bệnh khá lành tính, có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, ở lứa tuổi lớn hơn và người lớn mắc quai bị có nguy cơ bị biến chứng cao hơn, trong đó lo ngại nhất là viêm tinh hoàn ở nam giới. Đã ghi nhận các ca mắc quai bị nhập viện do viêm tinh hoàn vào điều trị tại bệnh viện này đến từ Hà Nội và một số tỉnh lận cận như: Hải Dương, Bắc Ninh.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cũng cho biết, gần đây có nhiều bệnh nhân đến khám hiếm muộn sau khi bị viêm tinh hoàn do quai bị. Một số trường hợp đã bị teo tinh hoàn, giảm khả năng sinh sản, vô sinh.

Theo Cục Y tế dự phòng, quai bị thường gây dịch vào mùa Đông - Xuân. Bệnh dễ gặp ở lứa tuổi học đường và hay bùng phát thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt trong các trường mẫu giáo, trường học, đơn vị tân binh… Biểu hiện chính của bệnh ban đầu là sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5°C - 40°C, các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau…Tiếp theo, người bệnh có thể bị viêm tinh hoàn (ở nam giới), viêm buồng trứng (ở nữ giới), viêm màng não...

Các bác sĩ lưu ý, bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non. Ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.

Theo Cục Y tế dự phòng, quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng: viêm tinh hoàn, viêm màng não... Để phòng bệnh cần bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp; tiêm vắc xin phòng bệnh. Người mắc quai bị phải nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày) để tránh lây lan.

Theo Thanh niên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên

Chiều 8/4, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) tổ chức họp báo thông tin “Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh”. Đây là trường hợp mà 3 tạng hiến (tim, gan, thận) được ghép cho 3 bệnh nhân tại Huế ngày 2/4.

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên
Đào tạo giảng viên truyền thông phục vụ phát triển vùng trồng dược liệu

Từ ngày 28 - 30/11, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe - Bộ Y tế phối hợp với Cục Quản lý Y - Dược Cổ truyền - Bộ Y tế tổ chức khóa tập huấn “Đào tạo giảng viên truyền thông vận động và huy động xã hội về xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị vùng trồng dược liệu quý thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Đào tạo giảng viên truyền thông phục vụ phát triển vùng trồng dược liệu
Return to top