ClockThứ Sáu, 30/01/2015 12:54

Nhịp sống mới ở Lộc An

TTH - Xã Lộc An (Phú Lộc) nằm bên sông Truồi hiền hoà, là địa chỉ đỏ trong phong trào cách mạng. Lộc An hôm nay đang chuyển mình trong nhịp sống mới.

Giao thông nội đồng ở Lộc An giúp người dân chủ động trong sản xuất nông nghiệp

Ông Nguyễn Bùi, Bí thư Đảng ủy xã Lộc An cho biết, đến nay xã Lộc An đã đạt 16/19 tiêu chí NTM. 3 chỉ tiêu chưa đạt là giao thông nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa và hộ nghèo. Đây là những tiêu chí khá nặng nhưng với sự chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và người dân địa phương, chúng tôi sẽ hoàn thành để đạt xã NTM vào năm 2015, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình có ý nghĩa lớn của quốc gia.

Từ trung tâm xã, chúng tôi theo chân cán bộ trẻ về thôn Nam, thôn Đông, Xuân Lai... được ngắm những tuyến đường, những nếp nhà, bờ giậu và những công trình trường học khang trang. Ông Nguyễn Văn Thiệp, một cán bộ lãnh đạo địa phương về hưu hơn 2 năm nay đã đưa kinh tế gia đình đi lên bằng mô hình “trồng sen kết hợp với cá”. Ông Thiệp vui vẻ: “Với 3 ha trồng sen và cá, mỗi năm tôi thu được 30-40 triệu đồng. Không giàu nhưng có chút vốn để lo cuộc sống cho con cái và bản thân”. Ông Thiệp thông tin thêm, cuộc sống của người dân Lộc An nay khá ổn định. Nhiều gia đình phát huy tốt tiềm năng lợi thế của địa phương, không đơn thuần chỉ dựa vào nghề trồng lúa, rau màu mà còn phát triển các mô hình kinh tế, như nuôi cá lồng bên sông Truồi, nuôi cá đối mục, trồng sen, làm nấm rơm, nuôi gà thả vườn... mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Ông Nguyễn Em, Chủ tịch UBND xã Lộc An cho biết, nắm bắt điều kiện ở địa phương, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, chính quyền tập trung tổ chức sắp xếp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mạnh dạn đưa các tiến bộ khoa học, nhất cây con giống vào mô hình sản xuất cụ thể. Từ năm 2011, Lộc An có nhiều cách làm sáng tạo trong thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM). Lộc An tuyên truyền, vận động theo nhiều hình thức, như tổ chức lớp tập huấn lồng ghép với hoạt động của các hội đoàn thể, tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương làm tốt chương trình. Nhận thức được nâng lên, cán bộ, đảng viên trên địa bàn nhiệt tình tham gia xây dựng NTM. Người dân hiểu được, họ là chủ thể trong xây dựng NTM đã không ngần ngại hiến kế, đặt lợi tập thể lên lợi ích cá nhân. Chị Đào Thị Thìn, một người dân ở thôn Tây A cho hay: “Mục đích cuối cùng của xây dựng NTM mới là làm cho đời sống của người dân được cải thiện. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm hưởng ứng chương trình bằng việc tích cực phát triển kinh tế gia đình; đóng góp tiền của, ngày công lao động để làm đường giao thông thôn xóm, sạch đẹp môi trường…”.
 Trong 3 năm thực hiện chương trình NTM, bằng nhiều nguồn vốn, Lộc An đã đầu từ hàng trăm tỷ đồng vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng dân sinh và phát triển kinh doanh sản xuất ở địa phương. Năm 2014, toàn xã huy động đầu tư gần 50 tỷ đồng xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế xã hội. Điển hình là nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông nông thôn vốn lầy lội như, như đường Phú Môn - Hai Hà, đường thôn Bắc Trung, thôn Tây A, thôn Đông; xây cầu Mụ Luật bê tông vĩnh cửu dài 8m kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng, tạo điều kiện người đi lại giao lưu buôn bán. Ấn tượng hơn, các công trình thủy lợi trên địa bàn được đầu tư kiên cố, thỏa lòng ao ước của người dân từ lâu nay, như 6 tuyến N12, N10, N8, VC3, VC5 với kinh phí gần 12 tỷ đồng; đê Đồng Trong, đê Bàu Đước và xây dựng cống Truồi 1 để điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp với hơn 400 ha ruộng lúa ở địa phương ...

Cống Truồi được xem là "bà đỡ" trong sản xuất nông nghiệp xã Lộc An

 
Được hưởng lợi từ chương trình NTM, Lộc An có điều kiện thuận lợi dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng “Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ” do Đảng bộ đề ra nhiệm kỳ 2010-2015. Hiện, ở Lộc An, số lao động có việc làm thường xuyên đạt 72,5%, số hộ nghèo còn 5,48%, thu nhập bình quân đạt gần 22 triệu đồng/năm. Hầu hết, các gia đình đều ở nhà xây, có tiện nghi sinh hoạt, đời sống văn hoá tinh thần ngày càng được nâng cao...
Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Return to top