ClockThứ Tư, 03/04/2019 14:13

Nhịp sống mới trên vùng đất khó

TTH - Vượt qua khó khăn do địa bàn vùng núi xa xôi và hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, huyện A Lưới đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.

Bàn giải pháp giúp xã Hồng Trung, huyện A Lưới giảm nghèoA Lưới và những ý tưởng mớiCú hích cho người nghèoNền tảng cho lòng nhân áiA Lưới tổ chức giải cầu lông chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Du khách tham quan các điểm di tích lịch sử cách mạng ở A Lưới

Đổi thay ở vùng “đất lửa”

Trên đường đưa khách tham quan địa bàn từng được mệnh danh là “đất lửa” trong chiến tranh, Chủ tịch UBND xã Hồng Bắc, ông Lê Văn Thiện giới thiệu: Hồng Bắc có cụm địa đạo Động So – A Túc đã được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia. Trong thời kỳ kháng chiến, cụm di tích Động So - A Túc là nơi đảm bảo yêu cầu chi viện cho bộ đội ta, đồng thời là trạm trung chuyển khối lượng hàng hoá lớn kịp thời cho các chiến trường miền Nam, gắn liền với sự lớn mạnh và phát triển của tuyến đường Hồ Chí Minh nên địch đánh phá ở đây rất ác liệt… Sau chiến tranh, địa phương tập trung vận động Nhân dân phát triển các lĩnh vực tiềm năng như: kinh tế rừng, chăn nuôi, dịch vụ du lịch…

Chị Hà Thị Lương ở thôn Lê Lộc 2 phấn khởi: “Có khu du lịch A Bia, điểm tham quan di tích Động So - A Túc, ở địa phương đã bắt đầu phát triển các loại hình kinh doanh buôn bán. Gia đình tôi đầu tư mở hàng quán kinh doanh, cho thu nhập khá. Nhờ vậy, gia đình tiếp tục đầu tư phát triển thêm chăn nuôi từ nguồn vốn tích lũy được”.

Cũng như gia đình chị Lương, anh Hoàng Văn Cường ở thôn Lê Lộc 1 là người miền xuôi lên vùng đất này lập nghiệp, chia sẻ: “Trước đây, mảnh đất này hoang sơ, chi chít hố bom mìn... Thế nhưng, Hồng Bắc bây giờ là một vùng đất mới. Thế mạnh của địa phương là trồng rừng kinh tế và chăn nuôi gia súc, nhiều hộ tích lũy được đã mở thêm hàng quán để kinh doanh. Gia đình tôi nhờ đó mà vươn lên khá giả. Thêm một vài năm tới, khi diện tích rừng kinh tế ở đây cho thu hoạch, đời sống bà con sẽ khá hơn nữa...”.

Từng bước đi lên

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy A Lưới Lê Thanh Nam thông tin: Những năm qua, A Lưới có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, đạt bình quân trên 13%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015 - 2018 đạt hơn 3.000 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân đạt 140 tỷ đồng/năm, cao hơn so với chỉ tiêu đề ra. Đáng chú ý, các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng từ 17% đến hơn 22%...”.

Từng là vùng đất ác liệt của chiến trường Trị - Thiên trong kháng chiến, A Lưới với nhiều tên đất, tên người đã đi vào lịch sử. Các địa danh được ghi dấu như cụm địa đạo Động So, Lam Sơn, Puúc, AĐoon, ABó, Tà Lương, đồi ABia (còn gọi là đồi Thịt Băm – di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia), động Tiên Công; các sân bay ASo, A Co… đã được A Lưới hình thành loại hình du lịch di tích lịch sử cách mạng. A Lưới cũng là nơi hội tụ những bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em Pa Cô - Tà Ôi - Ka Tu - Pa Hy - Vân Kiều và Kinh, làm cho mảnh đất này giàu giá trị lịch sử văn hóa.

Hiện nay, A Lưới được xác định là cụm du lịch thứ ba của tỉnh và đưa vào danh mục dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng số vốn 25 triệu USD (thực hiện đến năm 2020). Sự tác động của du lịch, thương mại đã kích cầu, thúc đẩy nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần, thu hút các nhà đầu tư đến với A Lưới.

Ở trung tâm huyện lỵ, các lĩnh vực dịch vụ, thương mại phát triển khá mạnh, nhất là dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, vận tải... Kinh tế tăng trưởng ổn định kéo theo tốc độ đầu tư tăng nhanh, huyện đã tập trung hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, chỉnh trang thị trấn và các vùng phụ cận, mở rộng đô thị theo tiêu chí đô thị loại 4 của tỉnh.

 “Từ nay đến năm 2020, A Lưới phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên 15%/năm, nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng. Huyện tập trung nâng cấp, mở rộng thị trấn A Lưới theo quy hoạch, hình thành một số thị tứ mới tại Hồng Vân, A Đớt; phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ, tạo chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ lên 24%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 22%/năm…”, ông Lê Thanh Nam nhấn mạnh.

Hiện, A Lưới đang được các cấp ưu tiên nguồn lực thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt đến năm 2030, với diện tích khoảng 10.184 ha. Đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm thương mại - dịch vụ - du lịch - công nghiệp - đô thị và nông lâm nghiệp, là cửa ngõ giao thương quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
A Lưới đẩy mạnh phong trào Ngày Chủ nhật xanh

Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” trên địa bàn huyện miền núi A Lưới đã nhanh chóng lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần trong việc thay đổi diện mạo nông thôn, làng bản vùng biên giới; nâng cao ý thức của người dân, đồng bào thiểu số trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa.

A Lưới đẩy mạnh phong trào Ngày Chủ nhật xanh
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Return to top