ClockThứ Bảy, 16/03/2019 12:49

Nhớ ruộng

Thăm đồngGiữ hồn cho làng cổ

- Đã nói ông đừng xuống ruộng nữa mà răng cứ đi?

- Tui có xuống ruộng mô.

- Hôm qua con đi ngang xóm, thấy ông vác cuốc lội  ruộng mà?

- Là vì tui nhớ ruộng quá.

Đó là cuộc trao đổi giữa bác nông dân già và cô y sĩ  ở một trạm y tế.

- Nếu ông cứ lội ruộng thì chân sẽ không lành - Cô y sĩ ân cần dặn dò, trong khi vệ sinh, bôi thuốc vào bàn chân chằng chịt vết nứt của ông cụ.

Nhìn cái gót với những đường nứt sâu như đường cày của bác nông dân, thấy trong đó nỗi truân chuyên của người làm ruộng.

- Chăm lúa cũng như chăm con. Sâu bọ chực chờ. Khô hạn rình rập. Lơ mắt cái là xong - Bác nông dân vừa xuýt xoa chân đau, vừa thủ thỉ - Có tuổi rồi, con cái  không cho làm nhưng không làm thì nhớ lắm.

Những lần về quê, tôi thường chậm rãi trên những đoạn đường qua những cánh đồng hiếm hoi còn sót lại. Hứng ngọn gió trời thổi qua những khoảnh lúa. Phố xá lùi xa, để lại màu xanh lúa non giêng hai ngan ngát. Du khách trên đường thiên lý cũng bị mê hoặc bởi màu xanh non của lúa. Họ dừng lại, lội xuống tận ruộng để quay phim, chụp ảnh.

Rồi vào thu, những thửa ruộng bên đường bắt đầu chín, trải màu vàng an nhiên bên con đường quốc lộ ầm ầm xe cộ…Những cung bậc của ruộng chạm vào nỗi nhớ.

Bây giờ, ở làng tôi, có lẽ, những người như bác nông dân với bàn chân lở loét vì nước ruộng “ăn” ấy là thế hệ cuối cùng còn làm ruộng. Cực lắm, mà lại không lỗ lãi vào đâu, nên có ai đó, còn bám mấy sào ruộng chua  phèn, là chỉ vì nhớ.

Hôm rồi về quê, lục lại trong mớ triêng gióng, thấy vẫn còn cái gàu tát nước. Nhớ lại cái thời canh nước cứu lúa mùa hạn. Cả đêm không ngủ để tát từng  gàu nước vào mặt ruộng nứt nẻ chân chim. Cái vất vả cực nhọc ấy giờ vẫn hằn lên từng gót chân của các chị, dù chỉ làm ruộng ¼ đời người.

Những cái gót chân mang gương mặt của ruộng. Gương mặt của mồ hôi, của nắng, của gió và cả màu xanh non mơn mởn, màu vàng no ấm của lúa…

NHẬT NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Liều thuốc bổ” của mạ

Dù một năm về quê rất nhiều lần, nhưng mỗi lần gói ghém đồ đạc để về nhà mẹ con tôi đều bồi hồi, nôn nao khó tả. Chẳng cần gọi như “hò đò” vào mỗi buổi sáng, mới hơn 5 giờ sáng, tôi đang cựa mình để xem giờ thì lanh lảnh bên tai giọng con trai tỉnh rót, chẳng có chút gì ngái ngủ của một đứa trẻ 5 tuổi khi thức dậy sớm. Mấy giờ rồi mẹ, sáng chưa, để con dậy đi về ngoại… Những câu hỏi cứ dồn dập, cùng với hành động bật dậy dứt khoát, đi thẳng vào nhà vệ sinh để đánh răng, rửa mặt của cu cậu càng khiến niềm vui, sự háo hức khi chuẩn bị về quê của tôi được nhân lên.

“Liều thuốc bổ” của mạ
Đất cằn tỏa tinh hương

Được ví là nơi "khô cằn sỏi đá", người dân vùng gò đồi Phong Sơn - Phong Xuân - Phong Mỹ ở phía tây huyện Phong Điền từng bán tín bán nghi khi một doanh nhân đem hàng chục tỷ đồng về quê xây nhà máy sản xuất tinh dầu dược liệu. Và giờ họ đã tin, đã vui khi đón làn "gió đồng ngát hương" của mùi dược liệu.

Đất cằn tỏa tinh hương
Sân ga ngày cuối năm

Hơn 1 giờ sáng 29 tết. Chuyến tàu SE18 từ phía nam trễ giờ. “Mua không được vé à em, răng lại đi chuyến tàu khuya như ri”. Giải thích với chị chủ quầy hàng tạp hóa tính tình xởi lởi, do tôi thu xếp công việc đến tận tối muộn mới xong. Muốn tranh thủ từng giờ, về quê ngay với ba mẹ già.

Sân ga ngày cuối năm
Return to top