ClockThứ Năm, 19/01/2017 14:11

Nhớ Tết Huế

TTH - Trong mỗi người, ai cũng đều có những kỷ niệm khó phai mờ về đón tết cổ truyền. Riêng tôi, những cái tết hồi còn tuổi ấu thơ, rồi tết cuối cùng ở Trường Sơn chuẩn bị về tiếp quản Huế (26/3/1975) và tết sau giải phóng Huế đón năm mới 1976 đã đi vào ký ức một thời.

…Tất cả cuốn vào công việc của một thành phố sau giải phóng, do đó thời gian trôi rất nhanh. Tôi còn nhớ một số sự kiện đối với ngành y tế sau 26/3/1975 là các đoàn chi viện cán bộ của Bộ y tế cho Ty y tế (nay là Sở y tế), Bệnh viện Huế (nay là Bệnh viên Trung ương Huế), Đại học Y khoa Huế (nay là Đại học Y Dược Huế), làm việc rất khẩn trương, nhộn nhịp. Những ngày đầu, nhân viên y tế cũ ở lại đến trình diện, nét mặt họ lộ rõ vẻ yên tâm xen lẫn âu lo. Số nhân viên này được bố trí lại ngay công việc cũ của họ trước giải phóng. Những ngày này trên các đường phố hoàn toàn im tiếng súng, nhưng ít người qua lại và không hề có sự lộn xộn, chỉ có con đường từ huế đi cửa biển Thuận An còn nhiều việc phải giải quyết hậu quả vì đây là đường rút quân và di tản vài ngày trước giải phóng. Tại trung tâm thị xã (thành phố), người dân bắt đầu trở về dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống. Chúng tôi vừa làm công việc tiếp quản tại tỉnh, đồng thời theo dõi tiến độ triển khai nhiệm vụ ở các huyện, tham gia đoàn công tác của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra, chống thất lạc khi đi di tản và chống đói ở những vùng còn khó khăn.

Khi công việc ở Ty Y Tế (nay là sở y tế) tạm ổn, chúng tôi cử đoàn sang làm việc , nắm tình hình hoạt động ở Bệnh viện Huế, khoa Y ĐH Huế (nay là ĐH Y Dược Huế). Tại hai nơi này đã có ban tiếp quản điều hành ngay sau 26/3/1975 và có sự chi viện của Bộ Y tế về dụng cụ, thuốc men và cán bô,̣ như BS Nguyễn Văn Phước, BS Nguyễn Cước, BS Hồ Văn Cung, BS Võ Phụng, BS Nguyễn Tấn Viên, BS Nguyễn Văn Đức, BS Nguyễn Văn Thái, DS Nguyễn Lâm…

Tại Bệnh Viện Huế và Khoa Y ĐH Huế, chúng tôi tiếp xúc với các BS, DS tình nguyện ở lại, như BS Lê Văn Bách, BS Lê Văn Bàng (hai anh em ruột), BS Bửu, BS Tự, BS Kiểu, BS Châu, BS Gìàu, DS Phục, BS Quýnh, BS Quế, BS Vận… Đội ngũ này đã góp phần cho hai đơn vị trên hoạt động trở lại sớm. Vào khoảng giữa tháng 4/1975, đoàn của GS Tôn Thất Tùng - GĐ B.V Việt Đức cùng phu nhân là bà Vi Nguyệt Hồ, con trai Tôn Thất Bách và một số BS của B.V Việt Đức, vào làm việc tại Huế. GS Tôn Thất Tùng và đoàn công tác đã về thăm lại gia đình, nơi GS sinh ra sau mấy chục năm xa cách tại làng Bàu Vá, nay thuộc phường Phường Đúc, TP Huế.

... Rồi không khí tết đến. Trước đó, Huế mưa nhiều, có lụt và rét thì không khác mấy thời tiết Hà Nội vào dịp tết. Tôi liên tưởng đến Tết Huế cách đó mấy chục năm trước khi cùng mẹ và em gái ra miền Bắc. Nhớ nhất hồi đó tôi và cô em gái trong bộ quần áo mới, dày, dép mới được mẹ cho đi chúc tết bà con nội ngoại ở chợ Nọ, Gia Hội, Nam Giao, Bến Ngự ... được mừng tuổi những đồng bạc mới. Sáng mồng 1 Tết, ông nội đưa cho hai anh em tôi tờ giấy để “khai bút đầu Xuân” rồi mới được đi chơi. Tết xưa ở Huế hồi đó, tôi rất thích ăn món mứt kim quật (làm từ quả quất), quả hồng ngâm, táo khô, bánh in. Tết những năm sau này ở Huế ít người sử dụng những thứ trên, thay vào đó là những hộp mứt bánh làm sẵn.

Tết đón xuân mới 1976 thật phấn khởi rộn ràng, là cái tết đầu tiên sau giải phóng Huế. Những anh chị em quê ở miền Bắc vào chiến trường B đều được về đoàn tụ gia đình sau những cái tết xa nhà, thật không có niềm vui nào sánh bằng.

Các đường phố nhà cửa đều được sơn sửa lại, bà con đi lại nhộn nhịp, chị em đều mặc áo dài. Chợ Đông Ba rộn ràng người mua sắm hàng tết. Đặc biệt mai vàng trang hoàng trong từng nhà. Chợ hoa chủ yếu ở khu vực Phu Văn Lâu, những năm sau có thêm nhiều điểm được mở ra với nhiều chủng loại hoa mới lạ của Huế, Đà Lạt và nơi khác đưa về. Nhiều cây mai trước nhà rộ nở. Bánh tét, thịt mỡ, dưa món và các loại mứt không thể thiếu. Nét Tết Huế xưa vẫn vẹn nguyên. Đêm giao thừa pháo vẫn nổ vang. Mọi gia đình giữ tục lệ cúng giao thừa. Thời điểm này, ngoài đường phố hầu như không có người qua lại, không khí thật yên ả và thanh bình lạ thường.

Sáng mồng 1 Tết, người dân Huế đều giữ tục lệ truyền thống đi thăm mộ, lễ chùa, lễ nhà thờ, sau đó mới đi thắp hương nhà thờ tổ tiên ông bà, thăm bà con nội ngoại, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Tết năm ấy trời chuyển lạnh, mưa nhẹ.

Tết năm 1976 nằm trong không khí thống nhất đất nước trọn vẹn sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng 30/4/1975. Cả nước vui đón tết phấn khởi, tự hào trong niềm hân hoan chiến thắng!

BS Nguyễn Cương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết của những người xa xứ

Vào thời khắc tết đến xuân về, nhiều người Việt xa quê vẫn cảm nhận được không khí háo hức. Có người bồi hồi khi trở lại quê hương, cũng có nhiều gia đình vui tết Việt ở nơi xứ người.

Tết của những người xa xứ
Tết ấm cùng trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn

Chương trình “Trẻ em vui xuân, người già ấm tết” do UBND TX. Hương Thuỷ tổ chức diễn ra sáng 31/1. Đây là sự kiện khởi đầu cho chuỗi hoạt động an sinh xã hội trong năm 2024 của địa phương này.

Tết ấm cùng trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn
Dọn nhà, dọn mình đón tết

Là một người cầu toàn, tôi luôn muốn mọi chuyện đều hoàn hảo. Chính vì điều này nên tết với tôi là những ngày bận rộn và tất bật. Bởi cái tính ưa chỗ này phải đẹp, ưng chỗ kia phải gọn gàng, tinh tươm. Cho đến mọi thứ trang trí trong nhà phải bắt mắt. Đồ ăn, thức uống phải dồi dào, sung túc.

Dọn nhà, dọn mình đón tết
Đón tết trong căn nhà mới

Ngày 25/1, Công ty cổ phần cơ điện Công Luận tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với UBMTTQ Việt Nam xã Phong Sơn, huyện Phong Điền tổ chức lễ khánh thành, bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Trương Lịnh, thôn Thanh Tân, xã Phong Sơn.

Đón tết trong căn nhà mới
Mang tình cảm của đất liền đến với đảo xa

Chiều 3/1, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), UBND tỉnh Khánh Hòa phối hợp Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức lễ tiễn cán bộ, chiến sĩ ra công tác; phóng viên trên mọi miền đất nước và các lực lượng ra chúc Tết cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân trên quần đảo Trường Sa. Tham dự có ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Đại tá Ngô Đình Xuyên, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.

Mang tình cảm của đất liền đến với đảo xa
Return to top