ClockChủ Nhật, 05/12/2010 11:04

Những bí mật của “nữ hoàng trái cây”

TTH - Măng cụt – loại trái cây rất ngon, được trồng đầu tiên ở Cái Mơn (Bến Tre) cách đây khoảng 100 năm và rất phù hợp với khí hậu các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đây là một loại trái cây nổi tiếng không chỉ bởi vị ngon của nó, mà thế giới còn ngợi ca loại quả này bởi rất nhiều tác dụng chữa bệnh từ các chất chiết xuất được từ quả măng cụt.

Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostan, còn có tên tiếng Anh thường dùng là mangosteen, mankut... được trồng phổ biến ở rất nhiều nước nằm trong vành đai nhiệt đới. Từ thế kỷ 17, một bác sĩ người Pháp tên là Laurentiu Garcin đã lấy tên mình - “Garcinia” - để đặt cho loại trái cây ngon tuyệt của vùng nhiệt đới này. Cuối thế kỷ 19, một nhà thực vật học người Anh David Fairchild từng nghiên cứu và nhận xét về giá trị thực phẩm của măng cụt: “Nó còn ngon hơn cả cao lương, mỹ vị. Nếu như nó không phải là loại quả ngon nhất thế giới thì cũng là ngon nhất trong các loại hoa quả vùng nhiệt đới”. Trước Fairchild, các lang y đời Minh (Trung Quốc) cũng như các nhà hiền triết Aryuvedic của Ấn Độ đã tán dương măng cụt như là một loại thảo dược quý giá thời đó. Trong ngôi chùa Phật Vàng ở Bangkok, người ta tìm thấy một bản thảo được viết tay cách đây khoảng 600 năm, trong đó, các thầy thuốc Thái Lan thời đó đã ghi lại nhiều công dụng của vỏ quả măng cụt.

Thói quen của mọi người là chỉ ăn phần lõi màu trắng của măng cụt, nhưng các dược chất chủ yếu lại nằm trong lớp vỏ màu mận chín của nó. Loại quả này được mệnh danh là “nữ hoàng trái cây” bởi nó là loại quả có chứa hàm lượng các xanthone (một hợp chất hóa học có hoạt tính chống ôxy hóa) cao nhất.

Mỗi xanthone có cấu trúc phân tử tương tự như nhau nhưng mỗi thành phần hóa học riêng có trong nó cho phép xanthone đó thực hiện một chức năng cụ thể. Ví dụ như xanthone alpha-mangostin là một chất chống ôxy hóa rất mạnh; xanthone gamma-mangostin có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và xanthone garcinone E có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư...

Có tất cả 200 loại xanthone khác nhau thì riêng măng cụt đã chứa tới 40 loại. Đây chính là sự vượt trội của măng cụt so với các loại trái cây bổ dưỡng khác. Ngoài ra, quả măng cụt có chứa hàm lượng đáng kể các chất hóa học tự nhiên phytochemical như là oligomeric, catechin (có hoạt tính chống ôxy hóa, kháng ung thư và chống viêm nhiễm), polysaccharides (một loại carbohydrate có thể giúp trì hoãn việc hấp thụ chất glucose nên sẽ có ích với người bị đái tháo đường) và một số sterol thực vật.

Vỏ quả măng cụt có nhiều tác dụng khác nhau, trong đó chủ yếu là trị các bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng. Ứng dụng phổ biến của loại thảo dược này là kết hợp với những những loại dược liệu khác để tạo thành các bài thuốc đặc trị. Mặt khác, để tiện sử dụng, người ta thường xay lẫn vỏ và lõi quả măng cụt với các loại trái cây khác để tạo thành một thứ đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng. Các thành phần dinh dưỡng của măng cụt vẫn được giữ nguyên vẹn khi bảo quản tủ lạnh.

Từ cách đây nhiều thế kỷ, con người đã biết sử dụng măng cụt như một loại thực phẩm để tăng cường sức khỏe, giảm đau, hạ sốt, tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, măng cụt còn được dùng để điều trị các chứng bệnh da liễu, eczema, đái tháo đường, tiêu chảy, bệnh tiết niệu, đau khớp, béo phì... Ngày nay, người ta sử dụng các chất chiết xuất được từ vỏ quả măng cụt để sản xuất các loại kem bôi da, xà phòng, dầu gội, mỹ phẩm, đồ uống, bánh kẹo, rượu vang và trong một số thực phẩm chức năng... Nhiều người còn phỏng đoán rằng, trong tương lai, măng cụt sẽ là sản phẩm tự nhiên phổ biến thế giới, tương tự như ứng dụng của cây nha đam (lô hội) hiện nay.

Măng cụt có thể gây một số tác dụng phụ (không phổ biến) ở một số người mẫn cảm với những thành phần của quả hay những người dị ứng với hoa quả. Biểu hiện có thể là nhức đầu, dị ứng ngứa, phát ban hoặc xuất hiện hiện tượng đau khớp ở thể nhẹ. Tuy nhiên, các dị ứng này không liên quan đến vấn đề hô hấp và không nguy hiểm đến tính mạng. Ở một số người, măng cụt có thể gây ra hiện tượng táo bón, tuy nhiên hiện tượng này sẽ dừng ngay khi giảm hoặc dừng ăn loại quả này. Với những người đang điều trị cai nghiện ma túy, việc ăn măng cụt có thể có tác động không tốt tới quá trình điều trị.

 
Những tác dụng chữa bệnh tiêu biểu của quả măng cụt:
 
 - Ngăn ngừa lão hóa
 
- Ngăn ngừa phản ứng dị ứng
 
- Chống viêm khớp
 
- Chống xơ vữa, ngăn ngừa xơ cứng động mạch
 
- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn
 
- Ngừa sỏi thận
 
- Ngăn ngừa đục thủy tinh thể
 
- Chống trầm cảm
 
- Trị tiêu chảy
 
- Làm giảm mệt mỏi
 
- Kháng nấm
 
- Ngừa bệnh tăng nhãn áp
 
- Kháng viêm
 
- Giảm mỡ máu
 
- Giảm đau dây thần kinh
 
- Chống béo phì, giúp giảm cân
 
- Chống loãng xương
 
- Giàu chất chống ôxy hóa
 
- Chống lo âu
 
- Tác dụng tốt đối với bệnh nhân Parkinson
 
- Ngừa bệnh nướu răng
 
- Hạ sốt
 
- Tiêu diệt tế bào ung thư, ngừa ung thư.
 
- Ngừa chứng chóng mặt
 
- Kháng virut, ngăn ngừa nhiễm virut.
 
- Bảo vệ tim
 
- Hạ đường huyết – ổn định lượng đường trong máu
 
- Hạ huyết áp
 
- Chống nhiễm trùng hệ thống miễn dịch.
 

Theo SK&ĐS

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch

Can thiệp điều trị rối loạn nhịp, can thiệp mạch vành, bệnh tim bẩm sinh bằng dụng cụ, can thiệp điều trị suy tĩnh mạch... là một trong những kỹ thuật chuyên sâu được Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thường quy trong thời gian vừa qua, đem đến cơ hội điều trị khỏi bệnh cho những người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng.

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch
Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim

Mẹ Xinh Spa là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé chất lượng, uy tín hàng đầu TP. Huế. Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp chăm sóc truyền thống của các bà mụ Huế xưa cùng các phương pháp chăm sóc hiện đại, Mẹ Xinh Spa tự hào đã chăm sóc hơn 5.000 mẹ và bé trong vòng 5 năm qua.

Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim
An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên

Không học bán trú như học sinh, song an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho sinh viên (SV) vẫn được các đơn vị, cơ sở đào tạo chú trọng, nhất là ở các căng tin.

An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên
Uống bia giải độc rượu: Nguy hiểm!

Giới chuyên môn đã phải lên tiếng cảnh báo sau khi dư luận đang rộ lên thông tin uống bia để giải độc rượu. Đây là cách hiểu sai và rất nguy hiểm.

Uống bia giải độc rượu Nguy hiểm
Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao

Nhóm tình nguyện viên Y học cộng đồng (dự án thiện nguyện ) gồm các bác sĩ, giảng viên bộ môn Nhi và các sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế tại Huế thường tổ chức các lớp tập huấn trao đổi kiến thức y học... Thừa Thiên Huế Online đã có cuộc trao đổi với TS. BS Nguyễn Hữu Châu Đức, giảng viên bộ môn Nhi; Th.S, Bs Nguyễn Duy Nam Anh, Trường ĐH Y Dược Huế về chủ đề sơ cấp cứu được nhiều phụ huynh quan tâm...

Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao
Return to top