ClockThứ Bảy, 08/09/2018 11:57

Những cây bút cũ

TTH - Có ông anh thỉnh thoảng lại nhắn tin hỏi thân thương: “Lâu ni có biên bài chi hay không chú?”. Cái từ “biên” làm tôi nhớ câu hát bình dân một đêm buồn tỉnh lẻ: “Và phương đó em ơi có gì vui biên thư về cho anh”. Hình như từ “biên” nó đang vắng dần đi trong ngôn ngữ đời thường. Mà nhớ chuyện “biên thư” hay “biên bài” là lại nhớ những cây bút mực thời đi học...

Bắt đầu vô học kỳ 2 năm lớp 1 là học trò được viết bút mực. Cây bút mực đầu tiên của mấy đứa học trò năm cũ ở trường làng tôi là cây bút muỗng hay còn gọi là bút lá tre. Dùng bút muỗng thì phải có một bình mực bên cạnh để viết vài chữ thì phải chấm thêm mực. Bởi rứa, khi tới lớp, đưa mô đứa nấy một tay ôm cái cặp đan bằng cỏ đệm lác; tay kia cầm bình mực. Có đứa ba mẹ cẩn thận đan cho cái xách để bỏ bình mực xách đi cho tiện.

Viết chữ bằng bút muỗng phải nắn nót từng nét cho thiệt đẹp, rồi nét thanh nét đậm bởi vậy phải có tính kiên trì, cẩn thận. Cực một nỗi là bình mực bỏ trên bàn; mà những đứa vụng về như tôi thì  hay đụng phải bình mực để mực đổ ra giữa bàn rồi mực dính tay chân, áo quần là bị cô giáo la ở lớp, về nhà thì ba mạ rầy. Chưa kể, mấy trò rảy mực, hắt mực vô áo quần của nhau vốn không lạ chi với lũ học trò.

Mực thì cũng có nhiều màu: mực xanh, mực tím, mực đen. Thường mấy loại mực ni mua cả bình ở chợ với mấy nhãn hiệu quen thuộc như Hồng Hà, Cửu Long. Có đứa lại thích mua mấy gói bột mực về hoà nước thành mực đậm nhạt khác nhau. Lại có mấy đứa thích lạ đến mùa trái cây dành dành chín, đi hái về dầm làm mực màu vàng. Có năm ông thợ nhuộm quê tận Nam Định về dựng quán ở chợ làng tôi để nhuộm áo quần cũ. Ông có mấy loại thuốc nhuộm màu lạ như xanh lá cây, cam... Rứa là lớp tôi có thêm mấy bình mực loại màu mới trông rất lạ mắt này.

Lên lớp 2, lớp 3 thì chúng tôi được chuyển từ viết muỗng qua viết máy. Viết máy tiện hơn viết muỗng là cấu tạo có cái ruột đựng mực bằng cao su. Trước khi đi học thì bơm mực cho đầy ruột là viết đủ một buổi. Nhưng mấy đứa con gái thì vẫn cẩn thận xách theo bình mực lè kè bên cạnh. Mấy thằng con trai trong lớp cứ ỷ vào mấy cái bình mực đó nên tha hồ chơi trò rảy mực chiến đấu với lớp bên cạnh...

Hồi đó nhà trường không cho học trò viết bút bi vì sợ hư chữ. Đến những năm cuối cấp 2 lứa học trò chúng tôi còn biên bài bằng bút mực. Học trò ngồi viết phải có tờ giấy kê dưới tay cho khỏi bẩn vở nữa. Đứa mô mà chữ đẹp thì nhìn quyển vở biên bài bằng bút mực, nhất là mực tím thì mê ly luôn. Cũng chính nhờ rèn chữ bằng những cây bút muỗng, bút máy mà học trò thế hệ chúng tôi trở về trước có rất nhiều người viết chữ đẹp...

Phi Tân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Học trò “săn” giải quốc tế

Dù mới học tiểu học nhưng nhiều cô, cậu học trò nhí đã làm quen với việc tranh tài ở các sân chơi toán quốc tế, trong đó có nhiều em đoạt huy chương vàng (HCV).

Học trò “săn” giải quốc tế
Thông tin doanh nghiệp:
Top 5 mẫu balo nữ đi học cấp 1 cấp 2 cấp 3 đẹp và địa chỉ mua tại Hà Nội TP HCM

Balo nữ đi học không đơn thuần chỉ là vật dụng đựng các đồ dùng cá nhân đi học mà nó còn là phụ kiện thời trang cho các bé gái hiện nay. Vậy nên lựa chọn balo đi học nữ cấp 2 cấp 3 và cấp 1 mẫu nào? Địa chỉ mua balo đi học chất lượng, giá rẻ tại Hà Nội và TPHCM ở đâu? Hãy cùng Vietmadeco tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Top 5 mẫu balo nữ đi học cấp 1 cấp 2 cấp 3 đẹp và địa chỉ mua tại Hà Nội TP HCM
Mơ về bữa ăn bán trú

Cách đây 1 năm, Trưởng phòng Giáo dục A Lưới Hồ Văn Khởi hào hứng cho biết về đề án xây dựng bếp ăn bán trú ở Trường tiểu học Kim Đồng. Mong muốn, quyết tâm là có, song đến nay, ngoài bậc mầm non, toàn huyện A Lưới vẫn chưa có cơ sở nào tổ chức ăn bán trú cho học sinh.

Mơ về bữa ăn bán trú
Return to top