ClockThứ Sáu, 18/11/2016 05:26

Những cống hiến thầm lặng

TTH - Đam mê, yêu nghề và nghị lực là điểm chung của những nữ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học ở các trường thuộc Đại học Huế mà chúng tôi có dịp gặp gỡ.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài (trái) hướng dẫn sinh viên làm thí nghiệm chiết xuất dược liệu

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài (sinh năm 1977), Trưởng khoa Dược, Trường đại học Y Dược Huế tốt nghiệp Trường đại học Dược Hà Nội năm 1999. được nhận làm giảng viên tại Khoa Dược Trường đại học Y Dược Huế, chị không ngừng nỗ lực trong công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học, đã hoàn thành chương trình thạc sĩ năm 2003 và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 2008. Năm 2012, chị vinh dự được công nhận chức danh Phó Giáo sư lúc vừa tròn 35 tuổi. Năm 2014, chị tiếp tục tham gia nghiên cứu sau tiến sĩ 1 năm tại Trường đại học Toyama - Nhật Bản.

Trong quá trình công tác, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài đã tham gia thực hiện 16 đề tài các cấp, trong đó chủ nhiệm 3 đề tài cấp Bộ, đăng 72 công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, trong đó có 12 bài đăng trên tạp chí quốc tế uy tín. Với đề tài cấp bộ “Nghiên cứu các cây thuốc của đồng bào Pa Cô, Vân Kiều ở miền Trung theo hướng tác dụng chống oxy hóa, diệt tế bào ung thư”, chị đã tìm ra được 2 cây dược liệu quý là bù dẻ tía và mán đỉa có tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa tốt. Để thực hiện đề tài này, chị và các cộng sự cùng ăn, cùng ở nhiều ngày liền với bà con đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện miền núi ở các tỉnh miền trung. Sau đó, chị lại mất cả năm trời kiên trì trong phòng thí nghiệm với những phân tích, nghiên cứu, sàng lọc. Đề tài là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu các sản phẩm hỗ trợ trong điều trị ung thư và các bệnh liên quan đến tác dụng chống oxy hóa. 

PGS. TS Hoàng Thị Kim Hồng (phải) tại phòng thí nghiệm

Theo chị Hoài, làm công tác nghiên cứu không giống như nhiều ngành nghề khác, phải làm thường xuyên, liên tục và mất rất nhiều thời gian, thậm chí  không có ngày nghỉ. Nhưng với chị, nghiên cứu khoa học trở thành niềm đam mê, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. “Bên cạnh nỗ lực của bản thân, để có được thành công như hôm nay, tôi may mắn có một người chồng biết cảm thông, chia sẻ công việc của vợ, cô con gái chăm ngoan, học giỏi. Đó là niềm tin để tôi làm tốt công việc của mình”, chị bộc bạch.

Dù chưa qua trường lớp đào tạo quản lý, nhưng từ khi được bổ nhiệm Phó trưởng khoa Dược năm 2010, rồi trưởng khoa năm 2014 đến nay chị đều tròn vai. Năm 2016, Khoa Dược vinh dự được nhận Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hiện đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

PGS TS Hoàng Thị Kim Hồng, Phó bộ môn Sinh học ứng dụng, Khoa Sinh học, Trường đại học Khoa học Huế lại là một hoàn cảnh khác khi vừa bảo vệ luận án tiến sĩ và làm postdoc, vừa sinh con ở đất khách quê người. Chị nhớ lại: “Nhận được học bổng du học tại Trường đại học Nagasaki - Nhật Bản đúng vào lúc mang thai đứa con đầu lòng. Trăn trở rất nhiều, cuối cùng được sự động viên của nhà trường và gia đình tôi quyết định sang Nhật thực hiện ước mơ”. Sau 8 năm, chị đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Nhật Bản. Đến nay, chị đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, sách liên quan đến chuyên ngành và chủ trì nhiều đề tài khoa học có khả năng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của địa phương.

 Với mong muốn bảo tồn giống động vật nuôi bản địa của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi có thịt thơm ngon, dễ nuôi, ít bệnh tật… đang có nguy cơ tuyệt chủng, Tiến sĩ Nguyễn Thị Tường Vy, giảng viên Khoa Sinh, Trường đại học Sư phạm Huế đã chọn đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn cỏ địa phương ở vùng núi Trung - Trung Bộ” Đây là một đề tài đầy khó khăn, thử thách và trước đó chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu. chị đã gửi con cho người thân, đi khảo sát giống lợn cỏ bản địa có cơ nguy cơ tuyệt chủng ở các huyện miền núi, nghiên cứu sự sinh trưởng, sinh sản của loại lợn cỏ này. “Có những lúc tôi phải đi bộ gần nửa ngày mới tới được nơi có giống lợn cỏ này, và không ít đoạn đường tôi phải bò mới qua được”, chị chia sẻ. 

PGS.TS Trương Thị Bích Phượng, Trưởng bộ môn Sinh học ứng dụng, Khoa Sinh học, Trường đại học Khoa học Huế, Trưởng Ban nữ công Đại học Huế cho biết:  Hiện nay, Đại học Huế có 34 nữ phó giáo sư, 128 nữ tiến sĩ, 669 nữ thạc sĩ. Các chị đã và đang thực hiện nhiều đề tài NCKH các cấp, trong đó có 35/111 đề tài cấp Bộ và cấp Bộ trọng điểm; 2/12 đề tài cấp nhà nước, 4/28 đề tài NAFOSTED, nhiều đề tài cấp tỉnh và đề tài có tính chất liên ngành. Số lượng công trình, bài báo nghiên cứu của nữ cán bộ các trường đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế ngày càng tăng cả về chất lượng và số lượng. Với sự đóng góp tích cực đó, nhiều cán bộ nữ đến từ các trường thuộc Đại học Huế đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng Lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của tỉnh và Đại học Huế. 

Kiều Lâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Nguyễn Thanh Hiếu - người anh hùng thầm lặng - Bài 1: Người anh, người đồng đội tình nghĩa

Khi làm phim “Huế - bản hùng ca Xuân 68”, tôi được các ông: Nguyễn Trung Chính và Phan Nam, lúc ấy đều là Thành ủy viên nằm trong Ban Chỉ huy cánh Bắc của Mặt trận Huế cho biết, tham gia “mở cửa Chánh Tây”, ngoài lực lượng tại chỗ, ta còn phái vào một cán bộ đặc công. Người đó tên là “Hiếu” nhưng họ là gì, quê quán ở đâu các ông không rõ. Mãi đến gần đây, trong một cuộc trò chuyện, khi nhắc đến nhân vật này, nguyên Bí thư Thành ủy Huế Nguyễn Văn Quang thốt lên: “Tôi vừa là đồng đội và là người em thân mến của anh Hiếu!”.

Nguyễn Thanh Hiếu - người anh hùng thầm lặng - Bài 1 Người anh, người đồng đội tình nghĩa
Tuổi trẻ cống hiến cho phong trào đô thị

Trong phong trào đấu tranh ở các đô thị miền Nam, phong trào đô thị Huế đã đóng góp tích cực vào thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân là một trong những người tham gia phong trào từ những ngày đầu đến lúc ra chiến khu vào năm 1966.

Tuổi trẻ cống hiến cho phong trào đô thị
Return to top