ClockThứ Năm, 10/01/2019 13:43

Những dấu chân thầm lặng

TTH - Bảo vệ từng tấc đất, giữ cho Tổ quốc bình yên, dù nắng cháy hay mưa dầm, bất kể ngày đêm, lễ, tết, những dấu chân của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm, Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế vẫn in đậm trên 33km đường biên, với 9 cột mốc (từ mốc 649 đến mốc 657) mà họ quản lý.

Gian nan, vất vả và đối mặt với vô vàn hiểm nguy nhưng các chiến sĩ Biên phòng vẫn không hề nao núng. Với họ, tình yêu với Tổ quốc, trách nhiệm với non sông là điều thiêng liêng, là động lực lớn để vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Điều đó được thể hiện khá rõ nét qua phóng sự ảnh của cộng tác viên Võ Tiến.

THỪA THIÊN HUẾ CUỐI TUẦN xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Tuần tra giữa đại ngàn Trường Sơn

Gập ghềnh hiểm trở

Thực hiện nghi lễ chào cột mốc

Kiểm tra nguyên trạng cột mốc

Phát quang, nhổ cỏ xung quanh cột mốc

Phút giải lao trên đường tuần tra

Cái bắt tay của tình hữu nghị, đoàn kết, gắn bó keo sơn bên cột mốc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguyễn Thanh Hiếu - người anh hùng thầm lặng - Bài 1: Người anh, người đồng đội tình nghĩa

Khi làm phim “Huế - bản hùng ca Xuân 68”, tôi được các ông: Nguyễn Trung Chính và Phan Nam, lúc ấy đều là Thành ủy viên nằm trong Ban Chỉ huy cánh Bắc của Mặt trận Huế cho biết, tham gia “mở cửa Chánh Tây”, ngoài lực lượng tại chỗ, ta còn phái vào một cán bộ đặc công. Người đó tên là “Hiếu” nhưng họ là gì, quê quán ở đâu các ông không rõ. Mãi đến gần đây, trong một cuộc trò chuyện, khi nhắc đến nhân vật này, nguyên Bí thư Thành ủy Huế Nguyễn Văn Quang thốt lên: “Tôi vừa là đồng đội và là người em thân mến của anh Hiếu!”.

Nguyễn Thanh Hiếu - người anh hùng thầm lặng - Bài 1 Người anh, người đồng đội tình nghĩa
Chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử

Chủ quyền biển đảo là một bộ phận của chủ quyền lãnh thổ gắn với chủ quyền dân tộc và lợi ích quốc gia nên được các chính quyền, trong đó có chính quyền thời quân chủ Việt Nam rất quan tâm. Cuốn sách “Chủ quyền biển đảo của Nhà nước quân chủ Việt Nam trong lịch sử (từ chúa Nguyễn thế kỷ XVI đến năm 1945)” của PGS.TS. Đỗ Bang là công trình đáp ứng yêu cầu đó.

Chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh Chính trị nội bộ (10/5/1958 – 10/5/2023)
Thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành với nhiều lần thay đổi mô hình tổ chức, các tên gọi khác nhau, lực lượng An ninh Chính trị nội bộ (ANCTNB), Công an tỉnh Thừa Thiên Huế luôn nêu cao bản lĩnh chính trị vững vàng; tận tụy với công việc, vì Nhân dân phục vụ, lập nên những chiến công thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng nhưng không kém phần cam go, quyết liệt.

Thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng
Return to top