ClockThứ Bảy, 12/03/2016 15:32

Những hậu quả khó lường vì ngủ muộn

Dường như mọi người, đặc biệt là giới trẻ, chưa đánh giá đúng về tầm quan trọng của giấc ngủ. Các chuyên gia khuyên nên ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi ngày. Nhưng chỉ đủ giấc không thì chưa được đâu, còn phải đúng giờ nữa bạn nhé. Vậy hãy cùng nhau khám phá những tác hại khó lường của ngủ muộn!

Ngủ muộn có hại cho sức khoẻ đặc biệt đối với chị em phụ nữ. Ngủ muộn khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh và còn kéo theo nhiều tác hại không ngờ đến sức khỏe:

Nguy cơ béo phì

Đúng vậy! Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sleep cho thấy ngủ muồn làm gia tăng chỉ số khối cơ thể (BMI). Điều này cũng xảy ra ngay cả với những người có hoạt động thể dục thường xuyên hoặc những người ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm nhưng thức khuya. Nghiên cứu này muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của giờ nào bạn đi ngủ chứ không phải số giờ ngủ được.

Nếu ngủ muộn sẽ làm rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ, mà chính hoạt động này đem lại tâm trạng sảng khoái trong ngày và giúp duy trì một cơ thể cân đối, khỏe mạnh!

Ảnh hưởng đến sự tập trung

Nghiên cứu cho thấy thức khuya ngoài việc làm tăng nguy cơ béo phì còn đúng cho những ai thức sau 23h30 vì ảnh hưởng đến độ tập trung vào công việc cho ngày hôm sau mặc dù ngủ đủ 8 tiếng. Đó là bởi đầu óc sẽ trở nên căng thẳng hơn.

Có những cơn ác mộng

Nếu bạn thường xuyên gặp cơn ác mộng trong giấc ngủ... hãy tự hỏi điều này có liên quan đến giờ đi ngủ không ? Nếu đúng, bạn nên thay đổi thói quen ngủ khuya.

Nghiên cứu đã cho thấy rằng ngủ muộn làm tăng nguy cơ gặp ác mộng và bạn sẽ nhớ rõ điều gì xảy ra khi mơ. Nguyên nhân do hooc-môn cortisol tăng cao do đêm đã khuya mà bạn còn tỉnh táo.

Làm tăng lượng đường trong máu

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Science Translational Medicine cho thấy những người không tuân thủ nhịp giấc ngủ có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và đái tháo đường.

Ở người có thói quen ngủ muộn làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Dường như những người bị bệnh đái tháo đường type 2 mà lại thường ngủ muộn sẽ có nhiều khó khăn để kiểm soát đường huyết hơn. Vậy là nếu nhịp sinh học giấc ngủ không được tuân thủ thì nguy cơ rối loạn trong cơ thể càng cao.

Ảnh hưởng đến hành vi, thái độ

Thiếu ngủ chắc chắn ảnh hưởng đến hành vi, thái độ. Bạn thường cáu gắt, nóng nảy, tức giận, thiếu kiên nhẫn….

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng giờ đi ngủ đã ảnh hưởng đến tinh thần của bạn ngày hôm sau. Thức khuya có thể tạo nên những suy nghĩ tiêu cực và thường có những lo lắng hơn!

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thuốc lá, thức ăn, rượu, cà phê, một vài loại thuốc... Tuy nhiên ở phụ nữ thức khuya (thường xuyên) có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do rối loạn sản xuất hoóc-môn buồng trứng và chu kỳ rụng trứng, ở nam giới có thể giảm số lượng tinh trùng. Vì vậy đừng là “Cú đêm” mà hãy “ngủ như Gà”.

Gây lo lắng, trầm cảm

Thiếu ngủ thường gây lo lắng và trầm cảm. Đi ngủ muộn đã làm thay đổi chức năng của vùng vỏ não trước trán- đây là vùng xử lý và ra những quyết định. Ngoài ra, ngủ muộn còn gây stress. Và khi ngủ ít thì cũng sẽ hạn chế sự dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng, khí sắc..

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sleep- Mỹ cho thấy nếu đi ngủ muộn làm tăng nguy cơ trầm cảm. Ở những người chỉ ngủ 5 tiếng mỗi đêm hay ít hơn có 70% nguy cơ bị trầm cảm hơn những người khác. Bởi vậy chất lượng giấc ngủ, giờ đi ngủ là một trong những biện pháp dự phòng trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên.

Ảnh hưởng đến làn da

Thức khuya là kẻ thù số một của làn da. Trong ngày, cơ thể phải thường xuyên tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm trong không khí, đặc biệt làn da. Ban đêm chính là lúc da tái tạo lại tế bào nhanh hơn so với ban ngày, tế bào bị tổn thương cũng được phục hồi nhanh chóng... Những phụ nữ ngủ thiếu ngủ thường có dấu hiệu lão hóa da sớm, da kém đàn hồi.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơm và đái tháo đường:

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh diễn tiến thầm lặng, nhưng có thể gây những biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, suy thận, đột quỵ... Cơm trắng là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Tuy nhiên, người bệnh ĐTĐ nên ăn cơm như thế nào để an toàn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Cơm và đái tháo đường

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top