ClockThứ Hai, 14/05/2018 13:45

Những lớp học “chống trượt tốt nghiệp”

TTH - Hân, học sinh lớp 12, tự nhận mình học không tốt nên ngày ngày đến lớp “chống trượt” tốt nghiệp của trường. Cách gọi của Hân nghe thú vị hơn cách gọi cũ: Học phụ đạo.

Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2017Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT quốc gia 2017Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017: Giải tỏa băn khoăn

Học sinh lớp 12 làm thủ tục dự thi kỳ thi THPT Quốc gia . Ảnh: Phan Thành

Có nhiều cách để đánh giá, nhưng học sinh yếu không hoàn toàn do năng lực. Có thể, giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học chưa thực sự phù hợp với từng học sinh. Nhiều em có tâm lý, điểm khảo sát không mang tính ràng buộc nên chưa làm bài thi hết sức. Thế nên, các trường cho rằng, chỉ nên thi thử hai lần là đủ, không làm cho những em có điểm thi tốt chủ quan và điểm thấp mất tinh thần. Không phản đối việc phân loại học sinh, nhiều phụ huynh có con không phải trong diện yếu, kém cũng chủ động xin cho con vào lớp học này.

Trường THPT Cao Thắng (TP. Huế) là một trong những trường có chuẩn đầu vào thấp. Trong kỳ thi khảo sát, toàn trường có đến 80/437 em không đủ điểm. Toán và ngoại ngữ là 2 môn có tỷ lệ học sinh điểm liệt khá cao. Sau khi xong chương trình học chính khóa, những học sinh nằm trong diện này sẽ được tập hợp lại tiếp tục phụ đạo. “Yêu cầu chúng tôi đặt ra là những học sinh này không bị điểm liệt. Thế nên, trong quá trình xây dựng ôn tập, giáo viên tập trung dạy đúng đối tượng, giúp các em có kết quả thi THPT ở mức đạt tốt nghiệp. Trung bình, mỗi môn có khoảng 5 - 10 HS/lớp cần phụ đạo để tránh bị điểm liệt với môn học đó. Hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng Ngô Đắc Dũng chia sẻ.

Phần lớn học sinh lựa chọn tổ hợp môn khoa học xã hội, ít đòi hỏi phải tư duy hơn những môn thuộc tổ hợp khoa học tự nhiên. Nhiều em đặt mục tiêu, không phải là xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mà chỉ mong muốn vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT. Những năm trước chỉ thi kiến thức lớp 12, nhưng năm nay thêm chương trình lớp 11 nên dự báo sẽ khó hơn. Hầu hết giáo viên dạy các môn khoa học xã hội đều cho rằng, phân loại học sinh là một trong những giải pháp quan trọng nhất. Cô giáo Nguyễn Thị Vy, giáo viên dạy môn lịch sử Trường THPT An Lương Đông (Phú Lộc), cho biết: “Những em có sức học trung bình, yếu, chúng tôi tập trung ôn lại kiến thức cơ bản cho các em ở các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp để các em có thể đạt được mức điểm trung bình. Trong tiết học ôn, giáo viên giảng chi tiết, cụ thể và luôn theo sát sức học của từng học sinh. Chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân các em chưa hiểu bài, chưa làm được bài tập để có phương pháp dạy phù hợp”.

Điểm mới của năm nay là việc dạy phụ đạo cho học sinh được trường tổ chức linh hoạt. Những học sinh có sức học yếu được các trường cho học thêm ở các lớp ôn tập đặc biệt và được dò bài sau tiết học. Nhiều trường thầy hiệu trưởng trực tiếp chủ nhiệm lớp, giáo viên đảm nhiệm các môn học chính đều là giáo viên nhiệt tình, có kinh nghiệm trong việc bù đắp lỗ hổng kiến thức cho HS. Em Nguyễn Yến Anh, học sinh Trường THPT Đặng Trần Côn, nói: “Khi dò bài nhóm, chúng em có sự trao đổi nên cố gắng hơn, nhớ bài kỹ hơn khi học ở nhà, đồng thời, nắm được những nội dung quan trọng của bài cũ nên tiếp thu kiến thức mới dễ dàng hơn”.

Quan điểm của các trường dành cho học sinh có học lực yếu, không nhồi nhét kiến thức mà ôn tập cho các em với tinh thần thoải mái nhất, giúp các em tự tin vào khả năng của mình để giải quyết yêu cầu của đề thi. Thầy giáo Nguyễn Hướng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trường Tộ cho hay: Năm nay, chương trình ôn tập tổ hợp môn khoa học xã hội của trường xây dựng chi tiết theo hướng giảm kiến thức khó, nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa. Trong quá trình giảng dạy, các thầy cô giáo bộ môn cập nhật những kiến thức mới, dẫn chứng cụ thể, nhiều vấn đề mang tính thời sự.

Vấn đề mà nhiều trường lo lắng, nhiều em học tốt nhưng buồn chuyện gia đình, ham chơi nên làm bài thi không tốt. Một số trường đã thành lập tổ giáo viên, phối hợp với gia đình, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em cũng như củng cố kiến thức, hỗ trợ các em ôn thi tốt. Có trường có đến 30 em học sinh cần giúp  đỡ, tư vấn để ổn định tinh thần khi mùa thi cận kề. Khi các em chuẩn bị tâm lý và kiến thức ổn định, sẽ tự tin khi mùa thi đến gần.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Ngày 6/4, Trường cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) Huế tổ chức hội nghị phân luồng giáo dục lần thứ 4, năm 2024. Chương trình được phối hợp với các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở trên địa bàn về một số hoạt động giáo dục, hướng nghiệp gắn với mục tiêu việc làm bền vững cho học sinh, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Phân luồng giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Return to top