ClockThứ Sáu, 30/08/2019 14:10

Những phát hiện mới về thời Tây Sơn

TTH - Thuận Quảng thời Tây Sơn về địa danh và địa giới hành chính cơ bản được tiếp tục duy trì như thời chúa Nguyễn; nay là đất của 7 tỉnh, thành, từ Quảng Bình đến Bình Định. Đây là vùng đất có vị trí quan trọng dưới thời Tây Sơn (từ khởi phát của phong trào Tây Sơn đến kinh đô Phú Xuân).

Nhìn nhận về vùng đất khởi nghiệp dưới thời Tây SơnTìm Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế

Trong bài "Góp phần nhận diện Tây Sơn thượng đạo trong khởi nghĩa Tây Sơn", GS, TS. Nguyễn Quang Ngọc cho rằng: “…các lãnh tụ Tây Sơn ngay từ đầu đã khai thác một cách hiệu quả tất cả các yếu tố” thiên thời”, “địa lợi”, “nhân hòa”, để xây dựng Tây Sơn thượng đạo thành căn cứ địa chuẩn mực. Điều này lại góp phần giải thích vì sao phong trào Tây Sơn có thể nhanh chóng phát triển vào Nam ra Bắc lập nên nhiều chiến công thần kỳ, mở ra một giai đoạn phát triển mới của lịch sử đất nước, mà không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào với tư cách là một phong trào nông dân thuần túy trong lịch sử Việt Nam và cả trên thế giới, lại có thể làm được nhiều điều kỳ diệu như vậy”.

Một nội dung nữa mà cuốn sách đề cập là lăng miếu vua Quang Trung hiện nay ở đâu? Đây là vấn đề gây tranh cãi và luận bàn của giới nghiên cứu trong suốt 50 năm qua, nhưng xem ra lần này (với bốn ý kiến và cách lý giải khác nhau, người thì hào hứng cho rằng: có một lăng Đan Dương của vua Quang Trung ở chùa Thiền Lâm; người thì thận trọng nêu: ở khu vực Bàu Vá; người thì kiên trì tái xác nhận ở lăng Ba Vành; người lại hồ hởi nêu như một phát hiện mới: ở vùng đồi núi Thiên An) vẫn chưa tìm ra lời giải thỏa đáng và thuyết phục.

Cùng với việc khẳng định vị thế của vùng đất Thuận Quảng thời Tây Sơn, tiếp tục đưa ra những nghiên cứu xung quanh vấn đề lăng miếu vua Quang Trung, nội dung nổi bật và đáng quan tâm nhất của cuốn sách đó là những phát hiện mới về thời Tây Sơn. Những tư liệu mới sưu tầm được, hoặc lần đầu được công bố từ nguồn Hán Nôm, văn học dân gian, sách xuất bản cùng thời trong nước và nước ngoài, như: tấm bản đồ in màu từ trong sách Quảng Thuận đạo sử tập của Nguyễn Huy Quýnh (biên soạn khoảng năm 1785) đã cung cấp nhiều thông tin chính xác hơn so với các bản đồ khác cùng thời về đô thành Phú Xuân, trong đó có chi tiết cần được lưu ý và quan tâm là vị trí phủ Dương Xuân, tác giả Phan Thanh Hải đã phân tích:

“Theo đó, phủ Dương Xuân phải nằm gần sát bờ sông An Cựu và cũng khá gần sông Hương. Có vẻ vị trí này chính là vị trí phía sau nhà ga Huế, gần cánh đồng Bàu Vá mà Léopol Cadière đã từng xác định...

Trong bài "Thêm một tư liệu về việc giao lại ruộng đất dưới đời vua Cảnh Thịnh", tác giả Hồ Vĩnh cho biết: “Qua nghiên cứu nội dung văn bản cho biết đây là khu ruộng lầy ở xã La Miên, trước đây được dùng làm quan trại. Nay xã La Miên có đơn trình xin giao lại đất nông nghiệp và đã được triều đình vua Cảnh Thịnh giải quyết theo khuôn khổ pháp luật”… Tư liệu này còn cho thấy, việc giao lại ruộng đất của một làng nhưng có “sự chứng kiến của quan lại (bộ Hộ, bộ Hình), người đại diện các xã kế cận và một số người cao tuổi (người già)”. Với bài Phát hiện cổ vật thời Tây Sơn ở chùa Giác Thế, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả Thích Phước Hòa và Trần Văn Dũng đã cho thấy "dưới thời Tây Sơn không những không có chùa bị phá mà có nhiều ngôi chùa mới được xây dựng, một bằng chứng về chính sách cởi mở đối với Phật giáo của triều Tây Sơn. Trải qua gần 150 năm dưới triều Nguyễn, nhưng nhờ tinh thần bảo tồn cổ vật và ý thức lưu niệm về kỷ vật thời Tây Sơn của nhiều thế hệ trú trì ngôi chùa Giác Thế, nay mới còn giữ nguyên giá trị…, trong đó có bức hoành phi “Quang Tiển” ở phía trước, niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 6-1789, là một cổ vật vô giá”. Trong bài "Hình tượng vua Quang Trung - Nguyễn Huệ qua diễn ca lịch sử và văn học dân gian", tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong đã sưu tầm nhiều diễn ca lịch sử, và nhiều thể loại văn học dân gian khác, để khắc họa hình tượng anh hùng áo vải vua Quang Trung, và cho rằng, đó là: “Một trong những cách để đưa kiến thức lịch sử, tinh thần dân tộc vào lòng dân một cách nhanh nhất".

PGS.TS Đỗ Bang có lý khi đưa ra nhận định xác đáng, rằng: "Những kết quả nghiên cứu mới về Thuận Quảng thời Tây Sơn sẽ cung cấp nhiều thông tin tư liệu có giá trị và nhận thức mới về vùng đất căn bản của thời Tây Sơn, chắc chắn sẽ mang lại sự bổ ích đối với bạn đọc”.,.

Bài, ảnh: Lê Viết Xuân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Phát hiện cá thể trăn gấm quý bò vào nhà

Ngày 5/4, ông Phan Thạnh ở xã Hương Lộc (Nam Đông) phát hiện cá thể trăn gấm bò vào nhà của gia đình, ông đã dùng mọi cách giữ lại và báo với cơ quan chức năng với mong muốn giao nộp, thả về môi trường tự nhiên.

Phát hiện cá thể trăn gấm quý bò vào nhà
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Gửi yêu thương trên thao trường

Ngày 29/3, Tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Hội phụ nữ các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chương trình Đồng hành cùng chiến sĩ mới – Gửi yêu thương trên thao trường, Khâu áo chiến sĩ và bữa cơm ấm lòng tình mẹ.

Gửi yêu thương trên thao trường
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Return to top