ClockThứ Sáu, 15/03/2019 06:44

Những sắc màu tuổi thơ

TTH.VN - Chỉ một thời gian ngắn, cuộc thi mỹ thuật dành cho thiếu nhi thu hút sự tham gia của hơn 3.000 học sinh. Những bức tranh sinh động, tươi sáng và đầy cảm xúc, những nét vẽ ngây thơ, ngộ nghĩnh về quê hương, trường lớp, bạn bè… khiến người xem trầm trồ thích thú.

Xã hội hóa để có thêm sân chơi tốt cho thiếu nhiNhà thiếu nhi Huế thu hút gần 2.000 cháu tham gia hoạt động hèKhơi nguồn sáng tạo trẻVẽ tranh “Em yêu biển đảo quê hương”

Những nét vẽ ngộ nghĩnh, ngây thơ của các em học sinh khiến người xem thích thú

Chiều 14/3, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức lễ trao giải và khai mạc triển lãm các tác phẩm tham gia cuộc thi Mỹ thuật thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.

Sau gần một tháng phát động, cuộc thi thu hút đông đảo các em học sinh từ 5 – 15 tuổi thuộc 150 trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh tham gia, với hơn 3.000 tác phẩm. Nhiều em đang sinh hoạt tại Nhà Thiếu nhi Huế và các trung tâm mỹ thuật, kể cả những bé ở độ tuổi mẫu giáo cũng hào hứng với cuộc thi.

Các tác phẩm được thể hiện bằng những nét vẽ ngây thơ, ngộ nghĩnh,  nhưng vẫn khiến người xem thích thú khi nhận thấy tình cảm hồn nhiên của các họa sĩ nhí đối với chủ đề được thể hiện. Đó là những bức tranh sinh động về tình yêu quê hương, đất nước, với Bác Hồ kính yêu và thầy cô, cha mẹ. Đó còn là cuộc sống sinh hoạt gia đình, hoạt động vui chơi, học tập, kể cả những cảm nhận non nớt về văn hóa, lễ hội truyền thống của địa phương. Cao hơn là những ước mơ, mong muốn của các em về một thế giới hòa bình, xã hội tươi đẹp, môi trường sống xanh, sạch, đẹp...

Hà Trần Thiện Đức với bức tranh “Cầu ngư” đoạt giải Nhất

Đoạt giải Nhất cuộc thi với bức tranh “Cầu ngư”, Hà Trần Thiện Đức, học sinh lớp 5 Trường tiểu học Thuận Lộc chia sẻ, bức tranh được em vẽ hoàn toàn ngẫu nhiên sau khi xem hình ảnh về lễ hội cầu ngư của một làng biển Thừa Thiên Huế trên mạng internet. Với tư duy non nớt nhưng những sinh hoạt nghề biển được tái hiện qua hoạt cảnh trong lễ hội cầu ngư được cậu bé vẽ khá chi tiết. Trên con tàu đánh cá có cả hình ảnh lá cờ Tổ quốc đang bay phấp phới.

Theo đánh giá của bà Đinh Thị Hoài Trai, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế, những đề tài được các em lựa chọn đưa vào tranh thật hồn nhiên, trong sáng, phù hợp với lứa tuổi. Các em biết chọn lọc từ thực tế, sáng tạo đưa vào tác phẩm những hình ảnh về lễ hội cầu ngư, lễ hội festival, hoạt động lao động sản xuất, vệ sinh bảo vệ môi trường… Bố cục tác phẩm cân đối, phối màu hài hòa, màu sắc tươi sáng.

Trao giải Nhì cho các "họa sĩ nhí"

Cô giáo Trần Thị Thu Sương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Lộc cho biết, các học sinh của trường rất hào hứng tham gia. Cuộc thi có tác động tích cực vào quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp các em thể hiện và phát huy năng khiếu hội họa, bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận và ước mơ, đồng thời vun đắp cho các em tình yêu với mỹ thuật.

Ông Cao Chí Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng, cuộc thi mỹ thuật dành cho thiếu nhi là hoạt động ý nghĩa nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển hoạt động mỹ thuật của thiếu nhi trong toàn tỉnh. Qua đó, tạo ra hoạt động sáng tạo nghệ thuật có ý nghĩa, tác động tích cực vào quá trình giáo dục thẩm mỹ, khơi dậy cho các em thiếu niên, nhi đồng niềm đam mê, trí sáng tạo thể hiện ý tưởng, năng khiếu nghệ thuật.

Ban giám khảo cuộc thi đã chọn 150 tác phẩm xuất sắc để triển lãm (đến ngày 18/3), trong đó có 24 tác phẩm được trao giải, gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 5 giải Ba, 15 giải Khuyến khích và 1 giải giành cho người tham gia nhỏ tuổi nhất. Các tác phẩm sau khi triển lãm sẽ tham dự giải thưởng “Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức vào dịp 1/6 tại Hà Nội.

Tin, ảnh: Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồn phố trong Khanh

Phố trong nét cọ của họa sĩ Hoàng Đăng Khanh như đưa người xem đắm chìm theo nhiều cảm xúc khác nhau: bình yên, lãng mạn, liêu xiêu, xa lạ, đâu đó là chơi vơi, cô đơn. Bao nhiêu năm theo đuổi đề tài phố, người họa sĩ xứ Huế này vẫn không hề mệt mỏi. Bởi với anh, chính những góc phố ấy đã nuôi dưỡng không chỉ tâm hồn mà còn cho anh những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.

Hồn phố trong Khanh
'Luồng gió mới' để văn học thiếu nhi phát triển

Một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bị bỏ trống và chưa đáp ứng được nhu cầu của thiếu nhi. Cuộc vận động sáng tác cho văn học thiếu nhi như một “luồng gió mới” khiến cho văn học thiếu nhi đang dần thức tỉnh.

Luồng gió mới để văn học thiếu nhi phát triển
Tìm hiểu đất nước Hàn Quốc qua cuộc thi hùng biện

Chiều 27/2, Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế phối hợp với tỉnh Gyeongsangbuk-do, Đại học Deagu Catholic, Quỹ giao lưu văn hóa, nghệ thuật Gyeongbuk, Đại học Yeungnam, Hàn Quốc tổ chức cuộc thi hùng biện tiếng Hàn Gyeongsangbuk-do năm 2024.

Tìm hiểu đất nước Hàn Quốc qua cuộc thi hùng biện
Return to top