ClockThứ Tư, 21/06/2017 09:18

Niềm tự hào

TTH - Báo chí đã và đang nhận lãnh và làm rất tốt thêm một trọng trách nữa, đó là việc “kết nối những tấm lòng”, là làm “chiếc cầu” để kết nối những người có tấm lòng muốn chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

Đối với doanh nghiệp, có một khái niệm mà nhiều người hay nhắc tới là “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” thì những việc làm của báo chí trong lĩnh vực này cũng có thể gọi là “Trách nhiệm xã hội của báo chí”. Thực ra, gọi như vậy là để thấy cụ thể hơn một việc làm cụ thể – “việc thiện” - chứ trong luật Báo chí quy định về chức năng nhiệm vụ đã bao hàm nhiệm vụ xã hội của báo chí rồi.

Câu chuyện về một người cha là Pơloong Thơi ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam được nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để cứu con mình khi gặp hoàn cảnh hiểm nghèo, khi con qua khỏi cơn hoạn nạn đã lấy số tiền 250 triệu đồng giúp lại những bệnh nhân gặp hoàn cảnh khó khăn khác mà báo chí đưa tin trong những ngày qua làm chúng ta xúc động. Ở đây, chúng ta thấy vai trò của báo chí rất lớn. Những món vật chất cụ thể đã đáng trân trọng rồi. Nhưng có lẽ vấn đề còn lớn hơn nhiều là đã khơi gợi và nuôi dưỡng, lan tỏa tình người.  Pơloong Thơi có thể chưa bao giờ nghĩ mình có một số tiền nhiều như thế, và cũng có thể anh cũng chưa nghĩ đến việc giúp ai (vì hoàn cảnh khó khăn) nhưng anh đã có và đã làm những điều tốt đẹp. Qua câu chuyện này để thấy rằng, xã hội đã rất tin tưởng và gửi gắm niềm tin cho báo chí. Và đáp lại, báo chí cũng “đáp trả” xứng đáng với sự tin tưởng ấy.

Những điều mà báo chí làm trong việc “Kết nối những tấm lòng” thì nhiều lắm, khó mà kể ra hết. Miền Trung thì bão lụt nhiều. Bão lụt triền miên, hình như năm nào cũng có. Cứ mỗi lần gặp hoàn cảnh như vậy là mỗi lần từng đoàn xe chở hàng hóa nhận từ những tấm lòng hảo tâm khắp nơi được nhiều cơ quan báo chí đưa về. Bởi vậy mà có lẽ, hơn ở đâu cả, người dân miền Trung nhận thấy rất rõ những việc làm này của báo chí. Các chương trình cứu trợ lũ lụt của Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ… luôn thu hút nhiều người quan tâm. Các chương trình nổi tiếng như “Vượt lên chính mình”, “Lục lạc vàng”… đã hỗ trợ cả trăm trường hợp có hoàn cảnh khó khăn là những chương trình truyền hình nhiều người quan tâm theo dõi.

Ở tỉnh ta, các cơ quan báo chí cũng đã làm rất tốt việc này khi tổ chức nhiều chương trình, chuyên mục để phản ánh những hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Thường mỗi trường hợp khó khăn được đề cập là nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng thông qua các cơ quan báo chí với số tiền không hề nhỏ. Ước tính mỗi năm cả hàng tỷ đồng được trao cho người nghèo. Tất cả, là những việc làm cao đẹp.

Làm việc thiện thì nhiều người, nhiều cơ quan đơn vị làm chứ không cứ riêng gì báo chí. Dường như tất cả các tổ chức, đoàn, hội đều làm việc này thông qua quỹ “Tương trợ” (hay một tên gọi tương tự). Các doanh nghiệp cứ dịp tết hoặc có một biến cố thiên tai nào đó cũng thường tổ chức những chuyến cứu trợ, tặng quà. Nhưng có thể nói, làm thường xuyên nhất, diện rộng nhất vẫn là các cơ quan báo chí. Ở đây có vấn đề là tự thân báo chí đã có sức ảnh hưởng rộng rãi đến cộng đồng, nhưng điều quan trọng là việc thực hiện và phát huy được sức ảnh hưởng đó.

Báo chí làm “cầu nối” trong “việc thiện” là để kết nối những tấm lòng. Sự thơm thảo của những tấm lòng được trao đi. Và chắc hẳn là có người được nhận.

Và “chiếc cầu nối” cũng tự hào đã cùng chung tay đóng góp cho xã hội. Những việc làm như thế góp phần tạo dựng uy tín, niềm tin nơi chính cơ quan báo chí. Ở một khía cạnh nào đó, nó cũng góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng nội dung. Tờ báo nào (nói chung cho các loại hình báo chí) chất lượng càng cao thì sức hút đối với độc giả càng lớn. Từ uy tín của tờ báo mà sự gửi gắm của “những tấm lòng” càng nhiều. Một nhiệm vụ không kém phần vất vả nhưng cũng đáng để nhận lấy niềm tự hào.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sợ nhất là hành vi kẻ cả

Bỏ qua một bên nguyên nhân là như thế nào, chúng ta cần nhìn nhận vụ việc đánh người của golfer này dưới góc độ văn hóa – văn hóa ứng xử.

Sợ nhất là hành vi kẻ cả
Có phải là nghịch lý?

Niềm tin của các doanh nghiệp (DN) châu Âu về môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam giảm trong quý III vừa qua.

Có phải là nghịch lý
Đừng sáo rỗng nữa…

Chủ tịch đề nghị: "Anh nào làm tốt nói làm tốt, anh nào làm không tốt nói thẳng chứ sao phải né, ngại"

Đừng sáo rỗng nữa…
Tăng lương tối thiểu

Điều này có đạt được hay không phải đợi vài tháng nữa nhưng dù sao đây cũng là một tin vui đối với người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Tăng lương tối thiểu
Niềm tự hào của quê hương Thừa Thiên Huế

Nhân kỷ niệm 3 năm ngày mất Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh (22/4/2019 - 22/4/2022), Nhà xuất bản Thuận Hóa tổ chức biên soạn và ấn hành cuốn “Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh niềm tự hào quê hương Thừa Thiên Huế”.

Niềm tự hào của quê hương Thừa Thiên Huế
Return to top