Kinh tế Khoa học - công nghệ
Nỗ lực chuyển giao tiến bộ khoa học
TTH - Dù làm việc trong điều kiện thiếu thốn, nhưng với lòng yêu nghề, nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ khoa học ở Trung tâm Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (gọi tắt là Trung tâm), thuộc Sở KHCN đã cho ra đời những sản phẩm thiết thực.
Chuyện từ nấm, rơm rạ, rác thải
Chị Hồ Thị Thu, một người dân xã Phú Đa theo nghề nấm từ 10 năm nay nhưng cuộc sống gia đình luôn trong cảnh túng thiếu. Đầu năm 2012, gia đình chị khá lên nhờ sự hỗ trợ giống và quy trình kỹ thuật trồng nấm của cán bộ Trung tâm. Thời gian đầu, gia đình mua 500 túi giống nấm sò, 500 túi nấm linh chi từ Trung tâm, đến nay, riêng nấm sò ngày nào chị cũng thu vài kg bán cho khách hàng. Chị Thu cho biết: “Nhờ các nhà khoa học chuyển giao cách trồng nấm theo công nghệ sinh học, chúng tôi mới có được thu nhập cao như hôm nay. Bà con ở đây gọi ThS. Trần Tuấn - Giám đố Trung tâm là ngôi sao hộ mệnh đó”. Hiện nay, gia đình chị Thu không chỉ là địa chỉ trồng nấm để bán mà là nơi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm cho người dân trong vùng.
![]() |
Chăm sóc và thu hoạch nấm ở các gia đình xã Phú Đa |
Trường hợp khác là chị Hồ Thị Thảo ở thôn 5, Thủy Phương (Hương Thủy) hay gia trại anh Nguyễn Văn Thúc ở Phú Thượng (Phú Vang) đã trồng nấm thành công nhờ hướng dẫn của cán bộ khoa học ở Trung tâm. Chỉ sau 1 năm gây dựng, mô hình trồng nấm của chị Thảo, anh Thúc thu về mỗi hàng tháng trên chục triệu đồng. Hiện tại, hai gia trại nấm này đang tiếp tục nhân rộng nhiều loại nấm.
Cách đây 3 năm, Trung tâm đã nghiên cứu thành công mô hình chế biến rơm rạ, rác thải thành phân bón hữu cơ được mọi người dân hưởng ứng cao. Ông Trương Hinh, ở xã Thủy Vân Hương Thủy, một trong nhiều hộ dân đầu tiên áp dụng mô hình của Trung tâm nhận xét: “Hàng của Trung tâm đưa về dễ làm, giảm thiểu lượng rơm rạ, rác thải ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được chi phí”. Sau khi nhiều nông dân ở thị xã Hương Thủy ứng dụng thành công “hàng” của Trung tâm đã triển khai tại xã Hương Chữ (Hương Trà) thông qua dự án “Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh để làm phân bón hữu cơ” do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển xã hội tỉnh hỗ trợ kinh phí. Đáng nói, khi đến xã Hương Chữ, từ lãnh đạo địa phương đến người dân ai cũng “mê” đến bây giờ, bởi môi trường xóm làng ở đây trở nên khang trang, sạch sẽ do lượng rác thải ở khu chợ, dân cư, ven sông được thu gom hàng tuần, hàng tháng...
Thêm nhiều “sản phẩm” mới
Đến bây giờ có khá nhiều “sản phẩm” của Trung tâm nghiên cứu và triển khai tạo được lòng tin ở các đơn vị, người dân trên địa bàn như: Dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nuôi tôm hạ triều vùng Tam Giang - Cầu Hai”; dự án “Hỗ trợ xử lý nước ngầm nhiễm phèn của xã Lộc Thủy-Phú Lộc”; dự án tư vấn và hỗ trợ cho huyện Quảng Điền xây dựng dự án “Nuôi Nhông trên cát ở xã Quảng Lợi”; dự án “Xây dựng sản xuất chất đốt bằng đùn ép trấu giảm thiểu môi trường” ở xã Phong Bình, Phong Điền... Đặc biệt, Trung tâm đang triển khai dự án sản xuất chế phẩm sinh học để xử lý bèo, rơm rạ, rác thải với nguồn kinh phí của Trung ương, tỉnh hỗ trợ khoảng 3 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng nhà xưởng, kho chứa ở xã Phú Đa, Phú Vang với mục tiêu hướng đến tháng 5/2014 là sản xuất, cung cấp chế phẩm sinh học Micromic-3 cho người dân có nhu cầu để chế biến rơm rạ thành phân bón. Đồng thời, Trung tâm thu mua phế phẩm rơm rạ, bèo, rác thải các địa phương để trực tiếp xử lý, chế biến cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho nông dân trong và ngoài tỉnh.
Năm 2012, Trung tâm triển khai dự án: “Xây dựng mô hình thí điểm xử lý khói bụi và khí độc hại ở làng nghề đúc đồng Phường Đúc và phường Thủy Xuân - TP Huế” thành công. Theo tính toán của ông Nguyễn Văn Nhạn, Chủ nhiệm HTX Đúc cơ khí Thủy Xuân, chủ cơ sở áp dụng thí điểm mô hình, chi phí để vận hành hệ thống tiêu tốn tiền điện không nhiều nhưng môi trường làm việc lúc nào cũng sạch sẽ. Theo ông Nhạn: “Cần nhân rộng dự án này nhiều nơi, bởi đây là mô hình đưa ra giải pháp trang bị hệ thống xử lý khí thải trong các hộ dân tại làng nghề, đảm bảo yêu cầu về môi trường, giúp làng nghề tồn tại, phát triển không phải di dời”.
Đề xuất từ Trung tâm
“Đã có không ít đề tài, dự án KHCN ra đời từ Trung tâm phục vụ có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển. Tuy nhiên, công tác chuyển giao ứng dụng thực tế đời sống người dân chưa nhiều. Nhiều sản phẩm nghiên cứu thành công nhưng chỉ nằm trên giấy” - Th.s Trần Tuấn - nhận định. Một nguyên nhân khiến cho những đề tài, dự án của Trung tâm chưa về với địa phương là do lãnh đạo các cấp ngành, địa phương chưa quan tâm, tạo cơ chế thuận lợi. Hơn nữa, người nông dân chưa mặn mà tiếp nhận sản phẩm. Họ vẫn mang nặng tư tưởng “cho thì nhận” dù biết áp dụng các dự án, đề tài KHCN vào sản xuất nuôi trồng mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
Theo Ths Tuấn, hiện đội ngũ cán bộ Trung tâm rất mỏng (chỉ 3 biên chế và 21 hợp đồng), trang thiết bị lạc hậu, đồng lương thấp rất dễ bị dao động. Mọi cán bộ ở Trung tâm đều có năng lực, tâm huyết, nhưng để gắn bó với nghề, xây dựng được địa chỉ chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHCN vững mạnh rất cần sự quan tâm nhiều phía của tỉnh.
Minh Văn
- Tăng 5 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III lên 17.270 đồng mỗi lít (26/01)
- Apple cảnh báo không nên đặt iPhone 12 gần máy điều hòa nhịp tim (26/01)
- Google khai tử dự án phủ sóng Internet bằng khinh khí cầu (26/01)
- Lợi thế cạnh tranh từ các ngành công nghiệp (26/01)
- Hướng đến không gian sống xanh, sạch (26/01)
- Ưu tiên phát triển hạ tầng đô thị (26/01)
- Chủ động gỡ khó, tạo “sân chơi” cho doanh nghiệp phát triển (25/01)
- “Rain garden”- Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu (25/01)
-
“Rain garden”- Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
- Tái thả về môi trường tự nhiên 106 cá thể động vật rừng
- Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Đại hội Đảng và Tết Nguyên đán Tân Sửu
- Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”
- Điều chỉnh kế hoạch khai thác do thời tiết xấu tại sân bay Nội Bài
- Lễ cưới trên độ cao 10.000m
- Nam A Bank giảm đến 2% lãi suất vay cho người dân miền trung
- Cà phê Việt Nam hướng mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD năm 2030
- Thu ngân sách quý I/2021 sẽ khó khăn hơn các năm trước
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề xây dựng và phát triển đô thị Huế
-
Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”
- Phong Điền: Hơn 4.000 hộ tiếp cận vốn tín dụng chính sách
- Bảo đảm tốt hậu cần cho các nhiệm vụ
- “Săn tìm” động vật hoang dã quý hiếm
- Tạo hình mẫu cảnh quan môi trường đô thị
- Gắn phát triển kinh tế với thay đổi tập quán tiêu dùng
- Điều chỉnh kế hoạch khai thác do thời tiết xấu tại sân bay Nội Bài
- “Ngày sau phải tốt hơn, đẹp hơn ngày trước”
- Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp: Hạ tầng cần đi trước
- Tổn thất kép