ClockThứ Bảy, 30/06/2018 13:00

Nỗi đau kéo dài

TTH - Biết “chạy trời không khỏi nắng” kẻ thủ ác cuối cùng cũng ra đầu thú, chịu sự trừng phạt của pháp luật, sau 15 năm lẩn trốn.

Ma men & hậu quảMâu thuẫn cá nhân, anh dùng dao đâm chết em traiNỗi đau từ tổ ấm

Sự việc đau lòng xảy ra vào năm 2003. 15 năm đã trôi qua, nỗi đau đối với gia đình người bị hại đã thành “vết sẹo”, nay lại rỉ máu, khi TAND tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm thứ 3, để xét xử Tr., bị cáo cuối cùng trong 3 bị cáo phạm tội “giết người”, ra đầu thú.

Cuối tháng 1/2003, Tr. cùng T., Th. và Đ. đi 2 xe ô tô tải đến quán một người dân ở xã Bình Điền, thị xã Hương Trà để chở mía ở trại giam Bình Điền. Lúc đến đây, Tr., T., Th. vào quán đánh bi da, Đ., nằm ngủ trên xe. Cả nhóm 3 người đánh một lúc thì nghe tiếng động ngoài xe. Nghi có người lên xe lấy trộm, nên mỗi người cầm 1 cây cơ dùng để đánh bi da chạy ra xem. Lúc này, cháu H. và cháu P. đi xem văn nghệ ở UBND xã Bình Điền về, ngang qua vị trí 2 xe ô tô đang đỗ. Thấy 3 người cầm 3 cây gậy nên 2 cháu bỏ chạy. Tr., T. đuổi theo, còn Th. leo lên xe kiểm tra thấy mất 1 dĩa trái cây, liền xuống xe chạy theo 2 “chiến hữu”. Cháu H. vấp ngã, bị Tr. dùng gậy bi da đánh nhiều cái vào lưng. T., Th. xốc nách nạn nhân còn Tr. tiếp tục đánh vào đầu cháu H.

Quá trình cháu H. bị đánh, có người dân hô hoán, can ngăn nhưng 3 kẻ thủ ác vẫn không buông tay. Chỉ đến khi lực lượng công an có mặt, cả ba mới buông nạn nhân ra, lên xe hòng bỏ chạy. Nhưng do bị người dân vây quanh, không chạy được nên Tr., T. xuống xe chạy trốn. Th. bị bắt. Cháu H. được đưa đến bệnh viện cấp cứu, nhưng 3 ngày sau thì tử vong, do chấn thương sọ não. Cơ quan công an phát lệnh truy nã đối với Tr., T.

Ngày 25/12/2003, TAND tỉnh phạt Th. 15 năm tù; tuyên Th. phải bồi thường chi phí thuốc men, viện phí, mai táng phí…, cho gia đình nạn nhân hơn 44 triệu đồng. 3 năm sau, T. bị bắt khi đang trốn tại tỉnh Đăk Nông, theo quyết định truy nã. Ngày 29/8/2007, TAND tỉnh phạt T. 18 năm tù. Sau khi TAND tỉnh xét xử sơ thẩm, cả 2 bị cáo nói trên đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng cấp phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng bác kháng cáo của 2 bị cáo, giữ nguyên mức hình phạt.

Học đến lớp 7 thì bỏ học, sau đó  Tr. học nghề lái xe, rồi lái xe cho người anh ruột. Năm 1997, do buôn bán 43.500 gói thuốc lá Jet và 500 gói thuốc lá ba số 5, nên Tr. bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội “buôn bán hàng cấm”, bị phạt 8 năm tù. Quá trình cải tạo, Tr. được đặc xá, tha tù trước thời hạn, trở lại lái xe cho anh trai mình, cho đến ngày phạm tội giết người như nêu trên.

Khi gây án, Tr. 28 tuổi. Bây giờ bị cáo đã 43 tuổi, vẫn không thể lấy vợ sinh con, vì phải lẩn trốn pháp luật. Cha mẹ bị cáo đều đã lần lượt qua đời. 15 năm sống “chui lủi”, nhưng biết không thể trốn tránh “lưới” pháp luật suốt đời, Tr. đầu thú, chịu sự phán xử của pháp luật.

Mất 1 dĩa trái cây, chỉ mới nghi ngờ nạn nhân, mà Tr. cùng các đồng phạm đang tâm tước đoạt sinh mạng một cậu bé vô cùng oan ức, thể hiện tính chất côn đồ khi thực hiện hành vi phạm tội. Đã một lần ngồi tù, đáng lẽ Tr. phải biết trân trọng, quý giá cuộc sống bình thường, tu sửa mình trên bước đường hoàn lương, xây dựng lại cuộc đời. .

Ngoài số tiền hơn 44 triệu đồng tòa buộc Th. bồi thường cho gia đình nạn nhân trước đó, đại diện gia đình Tr. đã tự nguyện thỏa thuận bồi thường cho gia đình người bị hại thêm tổng cộng 135 triệu đồng. Sau khi nghị án, xem xét, đánh giá, áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, theo quy định của pháp luật, TAND tỉnh tuyên phạt Tr. 20 năm tù. Chấp hành xong hình phạt, khi ra khỏi cánh cổng trại giam thì Tr. đã là ông già ngoài 60 tuổi, trơ trọi không vợ, không con. Mặc dù vậy, tổng cộng 53 năm tù mà cả 3 bị cáo lần lượt phải nhận, những “dở dang” mà cuộc đời của các bị cáo phải nhận, cũng chẳng thể “đền” lại được nỗi đau, sự mất mát không gì bù đắp được của gia đình người bị hại.

Quỳnh Anh 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 2: Chống ngập để phát triển bền vững

Câu chuyện chống ngập tại khu đô thị, khu công nghiệp (KCN) không phải là việc sớm chiều. Song, trước khi bàn đến những giải pháp dài hơi cần tính toán, giám sát việc triển khai, thi công các công trình. Việc này phải đặt trong mối tương quan, hài hòa giữa phát triển kinh tế và đảm bảo đời sống dân sinh.

Ngập úng kéo dài đến bao giờ - Kỳ 2 Chống ngập để phát triển bền vững
Tìm ra “nỗi đau của thị trường”

Nếu trước đây, những người khởi nghiệp tạo ra sản phẩm, rồi khảo sát thị trường, tìm kiếm khách hàng,… thì bây giờ bước đầu tiên là tìm ra “nỗi đau của thị trường” và tạo ra giải pháp hay sản phẩm giải quyết các vấn đề đó.

Tìm ra “nỗi đau của thị trường”
Nỗi đau hậu chiến

Sáng ngày 10/8, tôi nhận được hai yêu cầu của những người chưa quen biết. Cả hai đều là nữ, quê ở miền Bắc và cho biết, sau khi đọc bài “Tấm gương dũng cảm của vị Tham mưu trưởng” (đăng trên Báo Thừa Thiên Huế ngày 12/11/2020), do người thân của họ ở cùng đơn vị với nhân vật mà bài báo đề cập: Thiếu tá Võ Đại An, Tham mưu trưởng Trung đoàn 4 Quân khu Trị Thiên-Huế nên họ đã tìm cách liên lạc với tôi nhờ giúp tìm manh mối nơi hy sinh của những người thân của họ.

Nỗi đau hậu chiến
Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam vơi bớt nỗi đau: “Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”

Chủ trương ấy tiếp tục được ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định tại Hội nghị biểu dương nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin điển hình, tiêu biểu vượt khó. Hoạt động này do Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh tổ chức sáng 4/8, nhân dịp kỷ niệm Ngày Vì nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam (10/8).

Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam vơi bớt nỗi đau “Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”
Return to top