ClockThứ Tư, 27/12/2017 14:11

Nơi được người bệnh tin yêu

TTH - Tất cả vì bệnh nhân là phương châm hoạt động của Bệnh viện (BV) Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh nhiều năm nay.

Bệnh viện Trung ương Huế: Những dấu ấn mớiNâng cấp, sửa chữa Bệnh viện TP. Huế: Giải pháp mang tính tạm thờiNợ bảo hiểm y tế, nhiều bệnh viện tuyến huyện gặp khóBệnh viện Trung ương Huế đủ điều kiện liên thông kết quả xét nghiệm

Tại phòng tập trị liệu cơ xương khớp tại cơ sở 30 Tô Hiến Thành, TP. Huế

“Ở đây ai cũng có tâm”

Đó là tình cảm mà ông Lê Văn L., xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang) chia sẻ trong một ngày cuối tuần khi đến BV PHCN “tập đi” vì đôi chân yếu. Ông L. bị tai biến, giọng nói đã lạc âm và cánh tay phải không cử động được. Nhờ người thân mách bảo, gần một tháng nay (trừ thứ 7, chủ nhật) không ngày nào ông L vắng ở BV PHCN (cơ sở 30 Tô Hiến Thành, TP. Huế) nhờ các y, bác sĩ hướng dẫn hồi phục các chức năng. “Trong phòng này có máy tập và được các y, bác sĩ tận tình hỗ trợ nên bệnh nhân nào ở đây đều tiến triển tốt”. Ông L nói.

Hơn 10 giờ trưa, bệnh nhân vào ra BV PHCN khám vẫn đông. Hai phòng tập ngôn ngữ trị liệu và châm cứu bấm huyệt hầu như kín chỗ. Một bác sĩ trực ở đây cho biết, hôm nay mưa lạnh nên bệnh nhân ít hơn mọi ngày. Biết ý tôi băn khoăn về phòng ốc chật hẹp, một nữ y sĩ chia sẻ: “Ở đây, có phân lịch tập, điều trị theo giờ, theo đối tượng nội và ngoại trú để tạo chất lượng qua từng bài, buổi tập điều trị bệnh”. Bước sang phòng bên cạnh, tiếng những máy tập kéo giản cơ và luyện âm giọng làm tôi tò mò. Bệnh nhân Hồ Văn L., chừng 25 tuổi, chăm chú nghe một điều dưỡng hướng dẫn bài tập vai, thấy tôi đến gần vui vẻ: “Em bị chèn cột sống hơn một tháng nay đi lại khó khăn. Vào đây gần tuần lễ, giờ thấy chuyển biến tốt”.

Thông tin từ các bác sĩ ở cơ sở 30 Tô Hiến Thành, tôi tìm về địa chỉ 234 Chi Lăng, cơ sở 2 của BV PHCN tỉnh, nơi đón tiếp bệnh nhân là trẻ em. Bác sĩ Võ Văn Lâm, Phó trưởng khoa Nhi, BV PHCN tỉnh cho biết, cơ sở này mới được Khoa Da liễu, BV Phong-Da liễu tỉnh giao lại và vì BV hạn chế phòng ốc mà bệnh nhân đến ngày càng đông. “Giờ đã ổn định, có đủ các phòng chức năng để điều trị và đáp ứng nhu cầu cho bệnh nhân lưu trú dài ngày, không phải nằm ghép như trước”. Anh Hồ Văn Và ở Thượng Nhật (Nam Đông) chăm sóc con điều trị ở đây nói: “Cháu nhà tôi yếu đôi chân bẩm sinh. Vợ chồng chăm sóc con gần 2 tháng nhưng cảm thấy thoải mái, vì có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Anh Và còn thổ lộ, từ lãnh đạo nhân viên ở đây ai cũng tình cảm, gần gũi với bệnh nhân; thậm chí, còn hỗ trợ thêm thức ăn, gạo cho người bệnh trong thời gian đến điều trị.

Vì người bệnh

Bác sĩ CKII Nguyễn Quang Hiền là người đứng đầu của BV PHCN tỉnh gắn bó với BV PHCN tỉnh gần 10 năm. Nhiều đồng nghiệp bảo bác sĩ Hiền có tài lãnh đạo nhưng khi trao đổi, anh chỉ cười: "Chẳng tài cán gì, quan trọng là gắn với tập thể đoàn kết, làm việc với tinh thần trách nhiệm, nề nếp, xem trọng bệnh nhân".

Dù đơn vị đang khó khăn về cơ sở vật chất nhưng lãnh đạo BV luôn trăn trở để đơn vị ngày một khang trang hơn. Mỗi năm, đơn vị đầu tư 200-300 triệu đồng cải tạo, nâng cấp hạ tầng, mua sắm trang thiết bị. Năm 2017, đơn vị đầu tư hơn 350 triệu đồng cải tạo các phòng khám, phòng tập trị liệu, nhà ăn, nhà vệ sinh, bắt quạt máy và bình nóng lạnh… đáp ứng nhu cầu cho nhiều bệnh nhân đến khám, điều trị. Vấn đề nữa là chất lượng đội ngũ y, bác sĩ được nâng lên hàng năm qua việc tạo điều kiện chuẩn hóa, đào tạo các khóa ngắn, dài hạn trong và ngoài địa phương phù hợp sở trường chức năng của các chuyên khoa.

Lãnh đạo BV còn xem trọng vấn đề tiếp đón, phục vụ, giải quyết thắc mắc, khó khăn làm hài lòng người bệnh. Tình cảm nhân ái của đội ngũ cán bộ BV PHCN tỉnh còn thể hiện qua việc hàng tháng trích quỹ 3-4 triệu đồng để mua gạo và thức ăn cho bệnh nhân; vận động các tấm lòng hảo tâm, từ thiện đến với bệnh nhân nghèo trong BV. Rất nhiều câu chuyện tôi được nghe ở đây rất cảm động. Đó là cụ già hơn 83 tuổi ở phường An Cựu đến châm cứu, nghe việc làm ý nghĩa của các y, bác sĩ ở đây, đã về mua 1 bao gạo chở đến hỗ trợ; có bác ở phường Phú Cát (TP. Huế) làm nghề đạp xích lô nhưng thỉnh thoảng mua 1-2 thùng mì tôm gởi bệnh nhân; có bệnh nhân không có tiền cắt tóc được lãnh đạo đơn vị “lì xì” 30 nghìn đồng…

Hỏi về dự định cho năm mới sắp đến, bác sĩ Hiền cười: “Mỗi người mỗi việc theo phân công. Với việc làm của mình, lúc nào cũng mong bệnh nhân tin yêu BV PHCN tỉnh là chúng tôi hạnh phúc”.

BV PHCN tỉnh có 70 giường (theo KH), gồm 12 khoa phòng chức năng với 2 cơ sở (30 Tô Hiến Thành và 234 Chi Lăng, TP Huế). BV có 80 cán bộ, nhân viên, trong đó có 14 bác sĩ, còn lại cử nhân, y sĩ, điều dưỡng… Mỗi ngày, BV thu hút 100-120 bệnh đến khám ngoại trú và điều trị nội trú từ 150-200 bệnh; công suất giường bệnh luôn đạt từ 120-140%. Hàng năm, các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Thông tin doanh nghiệp
Căng da chỉ vàng tại Bệnh Viện Thẩm Mỹ Á Âu: Bí quyết kéo dài tuổi xuân

Bí quyết của mỗi người phụ nữ không chỉ là giữ cho tâm hồn luôn trẻ trung và năng động mà còn là duy trì vẻ đẹp tự nhiên, rạng rỡ của làn da. Tuy nhiên, với thời gian lão hóa da là điều không thể tránh khỏi. Để đối phó với nỗi lo lão này, phương pháp căng chỉ da mặt bằng chỉ vàng 24K tại Bệnh Viện Thẩm Mỹ Á Âu là trợ thủ đắc lực. Đây chính là bí quyết giúp chị em kéo dài tuổi xuân hiệu quả.

Căng da chỉ vàng tại Bệnh Viện Thẩm Mỹ Á Âu Bí quyết kéo dài tuổi xuân
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1.000 nữ nông dân

Ngày 21/3, Ban điều hành Dự án phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã khó khăn đã tổ chức tập huấn cho 170 người ở xã Phú Diên, Phú Vang. Hoạt động có sự tham gia, giám sát của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cán bộ dự án Oxfam, giảng viên trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1 000 nữ nông dân
Return to top